1. Hiểu như thế nào về mã vạch?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2020 Thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều nghị định số 132/2018/N Đ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sử dụng mã số mã vạch, mã vạch được hiểu là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác. Theo đó mã số được hiểu một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
Việc sử dụng mã số mã vạch sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà cung cấp thuận lợi hơn khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Đối với hoạt động giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hoá có thể lưu thông toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Việc sử dụng mã số, mã vạch còn mang lại rất nhiều lợi ích trong giao dịch mua bán như có thể giúp kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện. Tại Việt Nam: Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (cụ thể là Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia – thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan quản lý nhà nước về Mã số mã vạch là đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức Mã số mã vạch quốc tế GS1.
2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch
Về trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN có quy định:Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” pháp luật quy định một số trách nhiệm sau:
+ Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, khi muốn sử dụng mã số, mã vạch, pháp luật có quy định tổ chức phải thực hiện đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tạo và gắn mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định. Chỉ được phép tạo mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức;
+ Thực hiện việc khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng;
+ Pháp luật quy định, tổ chức phải chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;
+ Các tổ chức sử dụng mã số, mã vạch không được phép bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác;
+ Trường hợp ủy quyền cho đối tác liên doanh hoặc gia công, chế biến sử dụng mã số, mã vạch phải có văn bản ủy quyền;
+ Nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;
+ Bên cạnh đó pháp luật có quy định tổ chức phải thực hiện đăng ký cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;
+ Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định phải thực hiện việc thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hoặc chấm dứt hoạt động.
- Hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN có quy định việc đăng ký sử dụng mã số, mã vạch được thực hiện Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Tổng hợp danh sách ký hiệu mã vạch các nước trên thế giới?
Dưới đây là bảng tổng hợp mã vạch của các nước trên thế giới
STT | Tên quốc gia | Mã vạch |
1 | Mỹ |
000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA 020 – 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 030 – 039 GS1 Mỹ (United States) 040 – 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 050 – 059 Coupons 060 – 139 GS1 Mỹ (United States) 200 – 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) |
2 | Pháp | 300-379 GS1 |
3 | Bulgaria | 380 GS1 |
4 | Slovenia | 383 GS1 |
5 | Croatia | 385 GS1 |
6 | Bosnia - Herzegovinia | 387 GS1 BIH |
7 | Đức | 400 - 440 GS1 |
8 | Nhật Bản | 450 - 459 & 490 - 499 GS1 |
9 | Liên bang Nga | 460 - 469 GS1 |
10 | Kurdistan | 470 GS1 |
11 | Đài Loan | 471 GS1 |
12 | Estonia | 474 GS1 |
13 | Latvia | 475 GS1 |
14 | Azerbaijan | 476 GS1 |
15 | Lithuania | 477 GS1 |
16 | Uzbekistan | 478 GS1 |
17 | Sri Lanka | 479 GS 1 |
18 | Philippines | 480 GS1 |
19 | Belarus | 481 GS1 |
20 | Ukraine | 482 GS1 |
21 | Moldova | 484 GS1 |
22 | Armenia | 485 GS1 |
23 | Georgia | 486 GS1 |
24 | Kazakhstan | 487 GS1 |
25 | Hong Kong | 489 GS1 |
26 | Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) | 500 – 509 GS1 |
27 | Hy Lạp (Greece) | 520 GS1 |
28 | Li băng (Lebanon) | 528 GS1 |
29 | Đảo Síp (Cyprus) | 529 GS1 |
30 | Albania | 530 GS1 |
31 | MAC (FYR Macedonia) | 531 GS1 |
32 | Malta | 535 GS1 |
33 | Ireland | 539 GS1 |
34 | Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg) | 540 – 549 GS1 |
35 | Bồ Đào Nha (Portugal) | 560 GS1 |
36 | Iceland | 569 GS1 |
37 | Đan Mạch (Denmark) | 570 – 579 GS1 |
38 | Ba Lan (Poland) | 590 GS1 |
39 | Romania | 594 GS1 |
40 | Hungary | 599 GS1 |
41 | Nam Phi (South Africa) | 600 – 601 GS1 |
42 | Ghana | 603 GS1 |
43 | Bahrain | 608 GS1 |
44 | Mauritius | 609 GS1 |
45 | Ma Rốc (Morocco) | 611 GS1 |
46 | An giê ri (Algeria) | 613 GS1 |
47 | Kenya | 616 GS1 |
48 | Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) | 618 GS1 |
49 | Tunisia | 619 GS1 |
50 | Syria | 621 GS1 |
51 | Ai Cập (Egypt) | 622 GS1 |
52 | Libya | 624 GS1 |
53 | Jordan | 625 GS1 |
54 | Iran | 626 GS1 |
55 | Kuwait | 627 GS1 |
56 | Saudi Arabia | 628 GS1 |
57 | Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates) | 629 GS1 |
58 | GS1 Phần Lan (Finland) | 640 – 649 GS1 |
59 | Trung Quốc (China) | 690 – 695 GS1 |
60 | Na Uy (Norway) | 700 – 709 GS1 |
61 | Israel | 729 GS1 |
62 | Thụy Điển (Sweden) | 730 – 739 GS1 |
63 | Guatemala | 740 GS1 |
64 | El Salvador | 741 GS1 |
65 | Honduras | 742 GS1 |
66 | Nicaragua | 743 GS1 |
67 | Costa Rica | 744 GS1 |
68 | Panama | 745 GS1 |
69 | Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic) | 746 GS1 |
70 | Mexico | 750 GS1 |
71 | Canada | 754 – 755 GS1 |
72 | Venezuela | 759 GS1 |
73 | Thụy Sĩ (Switzerland) | 760 – 769 GS1 |
74 | Colombia | 770 GS1 |
75 | Uruguay | 773 GS1 |
76 | Peru | 775 GS1 |
77 | Bolivia | 777 GS1 |
78 | Argentina | 779 GS1 |
79 | Chi lê (Chile) | 780 GS1 |
80 | Paraguay | 784 GS1 |
81 | Ecuador | 786 GS1 |
82 | GS1 Brazil | 789 – 790 GS1 |
83 | Ý (Italy) | 800 – 839 GS1 |
84 | Tây Ban Nha (Spain) | 840 – 849 GS1 |
85 | Cuba | 850 GS1 |
86 | Slovakia | 858 GS1 |
87 | Cộng hòa Séc (Czech) là đầu mã số mã vạch Cộng hòa Séc | 859 GS1 |
88 | Mongolia | 865 GS1 |
89 | Bắc Triều Tiên (North Korea) | 867 GS1 |
90 | Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) | 868 – 869 GS1 |
91 | Hà Lan (Netherlands) | 870 – 879 GS1 |
92 | Hàn Quốc (South Korea) | 880 GS1 |
93 | Campuchia (Cambodia) | 884 GS1 |
94 | Thái Lan (Thailand) | 885 GS1 |
95 | Singgapo (Singapore) | 888 GS1 |
96 | Ấn Độ (India) | 890 GS1 |
97 | Việt Nam | 893 GS1 |
98 | Inđônêxia (Indonesia) | 899 GS1 |
99 | Áo (Austria) | 900 – 919 GS1 |
100 | Úc (Australia) | 930 – 939 GS1 |
101 | New Zealand | 940 – 949 GS1 |
102 | Global Office | 950 GS1 |
103 | Malaysia | 955 GS1 |
104 | Macau | 958 GS1 |
Trên đây là tổng hợp danh sách mã vạch của các quốc gia. Có thể nói, việc sử dụng mã vạch, nhìn chung có rất nhiều lợi ích trong việc kinh doanh cũng như giao lưu thương mại quốc tế.
Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý có liên quan liên hệ 1900.868644 hoặc email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng