Tư vấn cách thức để không phải đi khám nghĩa vụ quân sự?

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ vì nhiều lý do khác nhau không muốn đi nghĩa vụ quân sự hoặc tìm cách đển không phải đi khám sức khỏe để nhập ngũ theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Luật Hòa Nhựt tư vấn và giải đáp một số câu hỏi cụ thể về vấn đề trên:

1. Cách thức để không phải đi khám nghĩa vụ quân sự ?

Chào luật sư công ty Luật Hòa Nhựt, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi năm nay 24 tuổi, quê ở Nghệ An, đã học xong đại học và đang công tác tại thành phố Hà Nội. Nay tôi có lệnh gọi nghĩa vụ quân sự, vậy với trường hợp của tôi thì cần làm các thủ tục gì để không phải đi khám nghĩa vụ quân sự (nếu khám thì có thể không trúng do tôi bị cận gần 3 độ). Nhưng cần làm các thủ tục gì để không phải đi khám không ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định hiên nay, nếu như không đi khám nghĩa vụ quân sự theo giấy thông báo thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 6 nghị định Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu với mức phạt :

" Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng".

Còn nếu như có lý do chính đáng theo quy định tại điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/07/2014 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì nếu như không đi khám nghĩa vụ quân sự sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

2. Thực hiện lệnh khám nghĩa vụ quân sự ?

Kính chào luật sư, thưa luật sư, tôi sinh năm 1997, theo lệnh gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở địa phương ngày 01/12/2019 tôi có đi khám và kết quả không đạt. Vậy khi cơ quan đang làm việc cũng có lệnh gọi khám (ngày 07/12/2019) tôi có phải đi khám nữa không? Nếu không tôi có bị phạt gì?

Cảm ơn luật sư ạ!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định :

"Điều 40. Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định".

Như vậy, thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng nằm. Một năm chỉ bị gọi đi khám một lần ở một địa phương. Trong trường hợp này bạn đã đi khám tại địa phương nơi bạn có hộ khẩu thường trú thì bạn sẽ không phải đi khám tại cơ quan nữa. Nhưng bạn phải xuất trình giấy gọi khám nghĩa vụ ở địa phương và giấy chứng nhận kết quả khám sức khỏe không đạt của bạn thì bạn sẽ không phải đi khám nghĩa vụ quân sự ở trên đơn vị nơi bạn làm việc nữa.

3. Cận thi có cần khám nghĩa vụ quân sự không ?

Năm nay em 20 tuổi mới tốt nghiệp trung cấp dược sĩ. Em vừa nhận được giấy gọi khám sức khỏe và em đã đi khám. mắt trái em cận 0,75 loạn 0,25 mắt phải em cận 1 loạn 0,75 mà vẫn cho em xét nghiệm máu với nước tiểu. Ngày 20/12 cả xã em mấy đứa khám chung đã có kết quả là đã trúng tuyển nhưng em không có đến 26/12 mấy chú bên quân đội huyện tới nhà động viên đi nvqs rồi lấy lý lịch rồi size quần áo của em nhưng em chưa có giấy trúng tuyển. đến hôm nay 29/12 em vẫn chưa có giấy trúng tuyển. vậy bây giờ em phải làm sao ? mong các cô chú anh chị luật sư giúp đỡ em và mắt em loạn vậy có được miễn không ạ ?

Em cảm ơn

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư liên tich số 16/2016/TTLT-BQP-BYT quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự về tiêu chí sức khỏe trúng tuyển nghĩa vụ quân sự

Căn cứ phụ lục số 2 ban hành kèm theo thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì các loại loạn thị được xếp điểm 6

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch này thì:

Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự...

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số Điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt Điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 6."

Như vậy, bạn được xác định sức khỏe loại 6

Căn cứ khoản 3 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì tiêu chuẩn sức khỏe để tiêu quân quy định như sau:

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn có quyền yêu cầu Ban chỉ huy quân sự địa phương áp dụng đúng quy định pháp luật.

4. Trường hợp không về thực hiện khám nghĩa vụ quân sự ?

​Thưa luật sư, cho em hỏi hiện tại chồng em 23 tuổi đang công tác tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải Trà Vinh nhưng hiện tại ông xã đang được đưa đi học tại Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí Quảng Ninh.Trong khi học có kí hợp đồng nội dung là không được nghĩ phép về nhà còn ở xã thì đang lập biên bản nói là chống lệnh nghĩa vụ quân sự,vậy luật sư cho em hỏi chồng em phải làm sao?

Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Trong trường hợp này công ty ký hợp đồng như vậy là trái với quy định của Bộ luật lao động 2019 vì công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú. Do đó thì công ty ký hợp đồng lao động và nói là anh ấy không được nghỉ phép để về nhà đã vi phạm quy định của pháp luật nên hợp đồng này sẽ bị vô hiệu.

Còn liên quan tới biên bản ở UBND xã thì bạn phải xem xét xem chồng bạn mới có giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì nếu chồng bạn mà không về đi khám được thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự;

Như vậy ở đây chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu không có lý do chính đáng cho việc giải thích tại sao lại không đi khám nghĩa vụ quân sự.

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/07/2014 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, “Lý do chính đáng” là một trong các lý do sau:

- "Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này".

Như vậy, trong trường hợp này thì bạn sẽ nói chồng bạn về thực hiện việc khám nghĩa vụ quân sự. Còn trong hợp đồng quy định như vậy nhưng công ty không thể ra hình thực sa thải được với chồng bạn vì bản thân cái điều khoản trong hợp đồng là trái với quy định của pháp luật.

5. Đứt mạch máu tay trái có phải tham gia nghãi vụ quân sự không?

Thưa luật sư, em bị đứt mạch máu ở tay trái liệu e có đi nghĩa vụ quân sự được hay không ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại phụ lục I Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì trường hợp của bạn không thuộc đối tượng tạm hoãn nhập ngũ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.