03 trường hợp cán bộ, công chức, VC phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định

Bài viết dưới đây trình bày về chủ đề 03 trường hợp cán bộ, công chức, VC phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định mà Luật Hòa Nhựt gửi đến các bạn.

1. Quy định pháp luật về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức

Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tuân theo những nguyên tắc sau đây:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm, gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đề cao ý thức tự học và việc lực chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

- Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công tác tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

- Các đối tượng ở trên được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu đối tượng không nằm trong những đối tượng được liệt kê ở trên thì còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Điều kiện đối với đào tạo sau đại học được quy định cụ thể như sau:

- Đối với cán bộ, công chức

+ Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Đối với viên chức:

+ Đã kết thúc thời gian tập sự nếu có.

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

+ Chuyên ngành đào tọa phù hợp với vị trí việc làm.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

2. 3 trường hợp cán bộ, công chức, VC phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định 

Theo quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

- Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp

- Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định pháp luật.

Về chi phí đền bù đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức được xác định bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có

Cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù trong trường hợp tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo, không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

 Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định pháp luật thì chi phí đền bù được tính theo công thức

S=F/T1 x (T1-T2)

Trong đó:

- S là chi phí đền bù

- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học

- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn.

- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Cán bộ, công chức, viên chức được giảm chi phí đền với điều kiện mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mối năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đền bù. 

3. Thủ tục thu hồi chi phí đền bù đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức

Đầu tiên, thành lập Hội đồng xét đền bù. Hội đồng xét đền bù có nhiệm vụ tư vấn giúp người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị chi phí đền bù đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì hội đồng sẽ chấm dứt hoạt động và tự giải thể. Hội đồng xét đền bù gồm các thành viên:

- 1 đại diện lãnh đạo Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm Chủ tịch Hội đồng.

- 1 công chức, viên chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ (Ban, Phòng) Tổ chức cán bộ, Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức là Thư ký Hội đồng.

- 1 đại diện tổ chức công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

- 1 đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa học

- 1 đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành quyết định đền bù dựa trên căn cứ kiến nghị của Hội đồng xét đền bù. Kiến nghị chi phí đền bù của Hội đồng xét đền bù lấy từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan quản lý cán bộ, công chứng, viên chức.

Cuối cùng, trả và thu hồi chi phí đền bù. Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù. Chi phí đền bù đó sẽ được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học. Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết về chủ đề: 3 trường hợp cán bộ, công chức, VC phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định mà Luật Hòa Nhựt gửi đến các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp luật, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.868644 hoặc email: luathoanhut.vn@gmail.com . Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ với những thắc mắc của khách hàng. Xin trân trọng cảm ơn.