Các yêu cầu đối với một cơ quan cạnh tranh hiệu quả

Cơ quan cạnh tranh cần phải có khả năng để hạn chế việc các cơ quan quản lý ngành tiến hành các hoạt động vận động hành lang của các ngành công nghiệp tác động đến cơ quan cạnh tranh nhằm giành lấy mục tiêu có lợi cho ngành mình . Dưới đây là Các yêu cầu đối với một cơ quan cạnh tranh hiệu quả

1. Yêu cầu về tính độc lập

Nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh (CQCT) là bảo đảm thực thi pháp luật cạnh tranh (PLCT). Hiệu quả thực thi và áp dụng pháp luật cạnh tranh đến đâu phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính cơ quan này.

Nhìn chung cơ quan cạnh tranh đều mang tính “lưỡng tính” hay bản chất là “hành chính bán tư pháp”. Điều này có nghĩa là cơ quan cạnh tranh vừa là cơ quan hành chính, chịu trách nhiệm thực thi các chính sách, pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ, vừa là cơ quan hoạt động mang tính tài phán khi có quyền ra quyết định điều tra, xử phạt và đưa ra các biện pháp chế tài đối với các bên có hành vi vi phạm pháp luật. Cách tiếp cận này cũng gợi mở ra một tư duy vượt khỏi cách tiếp cận truyền thống về phương pháp tổ chức bộ máy nhà nước phải được chi theo lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đó, sự kết hợp hai đặc tính “hành chính” và “tư pháp” là yếu tố đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Với chức năng hành chính bán tư pháp, để đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý các vụ việc, đảm bảo công bằng trong tố tụng cạnh tranh, vì mục tiêu bảo vệ trật tự công cộng, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, yếu tố quan trọng nhất đó là đảm bảo tính độc lập cho cơ quan cạnh tranh. Tính độc lập được thể hiện ở việc cơ quan cạnh tranh không chịu chi phối hay can thiệp bởi các cơ quan khác (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và sử dụng những quyền hạn được quy định theo Luật để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.

Trong khuôn khổ pháp lý và thể chế, cần đảm bảo sự cân bằng giữa “tính độc lập” của cơ quan cạnh tranh và “khả năng thực thi mục tiêu chính sách công của Chính phủ”. Hay nói cách khác đó là đảm bảo tính độc lập và tính chịu trách nhiệm của cơ quan cạnh tranh., các quyết định của cơ quan cạnh tranh cần được quy định có thể được xem xét, rà soát lại thông qua thủ tục pháp lý. Tính độc lập của cơ quan cạnh tranh cần đảm bảo rằng các yếu tố chính trị hay các lợi ích  nhóm không tác động đến hoạt động, quyết định, phán quyết trong thực thi pháp luật cạnh tranh.

Theo nghiên cứu của UNCTAD (2001) về “Nền tảng xây dựng cơ quan cạnh tranh hiệu quả”, một số biện pháp nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tính độc lập và trách nhiệm giải trình của cơ quan cạnh tranh được đề xuất gồm:

- Trao cơ quan cạnh tranh quyền hạn pháp lý riêng biệt, tự quyết về các công việc phát hiện, điều tra, xử lý trong quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh;

-  Quy định tiêu chuẩn chuyên môn đối với các vị trí được bổ nhiệm trong tổ chức cơ quan cạnh tranh;

- Có sự tham gia đại diện về hành pháp và lập pháp của Chính phủ trong quá trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan cạnh tranh;

- Cần có quy định về việc bổ nhiệm người đứng đầu và các thành viên lãnh đạo theo thời hạn nhất định;

- Cung cấp đầy đủ, ổn định nguồn tài chính cho cơ quan cạnh tranh; các phí do cơ quan cạnh tranh thu được nên được sử dụng để chi trả cho quá trình hoạt động của cơ quan cạnh tranh, tránh trường hợp có sự can thiệp về chính trị thông qua việc cung cấp ngân sách hoạt động.

2. Yêu cầu về tính minh bạch

Như đã nói ở trên Nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh (CQCT) là bảo đảm thực thi pháp luật cạnh tranh (PLCT). Hiệu quả thực thi và áp dụng pháp luật cạnh tranh đến đâu phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của chính cơ quan này Nên sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là một đòi hỏi hết sức quan trọng, trong đó, đối với cơ quan cạnh tranh với chức năng và nhiệm vụ thực thi luật, thì việc minh bạch hóa càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn. Điều này xuất phát chính từ vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành mạnh. Thông tin trong thị trường phải được thông suốt. Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này.

Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nghiên cứu nói trên đều quy định rất chặt chẽ về những yêu cầu phải công bố công khai các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Ngoài ra, các bên liên quan có quyền yêu cầu các cơ quan cạnh tranh cho phép tiếp cận thông tin liên quan tới vụ việc.  Trên  thực  tế,  các  cơ  quan  cạnh  tranh  cũng  luôn  đề  cao  tiêu  chí  minh  bạch  trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc công khai các chính sách, pháp luật cũng như các quy trình xử lý công việc… cho đến nội dung các quyết định cụ thể trên các website của mình. Tuy nhiên, cơ quản cạnh tranh phải có trách nhiệm bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra liên qua đến bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp là đối tương bị điều tra.

Về tiêu chuẩn để trở thành Điều tra viên được quy định tại Điều 53 Luật cạnh trạnh 2018 như sau:

- Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.

- Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.

- Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

5.3 Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh 2004 thì cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:

- Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.

- Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;

+ Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

+ Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

+ Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

+ Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.868644  hoặc gmail: luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.