Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp

Theo quy định tại Quyết định số 958/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 958/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

1. Chức năng của vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp

Vụ Pháp luật hình sự - hành chính là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp

Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (sau đây gọi tắt là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.

2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước. 

3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai công tác thi hành Hiến pháp.

5. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.

6. Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

7. Theo dõi việc thi hành pháp luật, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.

8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước.

9. Thực hiện nhiệm vụcải cách hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công của Bộ trưởng.

10. Các nhiệm vụ khác

a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và có ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;

c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định;

d) Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

đ) Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;

e) Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức và tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

g) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi, chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức của vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp

a) Lãnh đạo Vụ:

Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng.

Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.

Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.

b) Các tổ chức trực thuộc Vụ:

- Phòng Pháp luật hình sự;

- Phòng Pháp luật hành chính và Tổng hợp;

- Phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước.

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.

3. Biên chế công chức của vụ Pháp luật hình sự - hành chính Bộ Tư pháp

Biên chế công chức của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.

4. Nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bộ tư pháp có các nhiệm vụ trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính như sau:

- Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát và thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan;

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính;

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

5. Nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Tư pháp

Theo Wikipedia, "cải" là từ Hán - Việt có nghĩa là thay đổi, “cách” là phương pháp, hình thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.

Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn…

Ở Việt Nam, cải cách hành chính gồm một số nội dung như:

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: là việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ  của cơ quan nhà nước cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới; khắc phục những chồng chéo về chức năng của các cơ quan nhà nước… Chẳng hạn, Hà Nội thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân phường.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - bao gồm việc đổi mới chế độ quản lí công chức; cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của công chức…

Chẳng hạn: Trong 5 năm, công chức hành chính không đạt chuẩn bị tinh giản; Cải cách tiền lương từ 01/7/2022…

Việc đổi mới, cải cách hành chính có nhiều ưu điểm như sau:

- Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tăng cường lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước;

- Góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...

Bộ tư pháp có các nhiệm vụ trong hoạt động cải cách hành chính như sau:

- Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính. Chẳng hạn xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để nhiều thủ tục được làm online; Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…

- Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo quy định;

- Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!