Công an mời người dân lên làm việc trong trường hợp nào?

Thông thường người dân có hành vi vi phạm pháp luật hay có liên quan đến hành vi này sẽ bị mời lên công an làm việc. Vậy công an mời người dân lên làm việc trong trường hợp nào?

1. Công an mời người dân lên làm việc trong trường hợp nào?

Hiện nay có nhiều trường hợp công dân nhận được giấy mời lên làm việc hoặc giấy triệu tập của cơ quan công an. 

Trước hết cần hiểu giấy mời/giấy triệu tập trong trường hợp này là văn bản được cơ quan công an sử dụng để mời những người có liên quan, những người biết về vụ việc mà cơ quan công an đang xử lý lên làm việc nhằm mục đích thu thập các thông tin, làm rõ các vấn đề có liên quan đến vụ việc này. 

Và thông thường, công an sẽ mời công dân lên làm việc đối với các vụ án hình sự.

Việc triệu tập người dân làm việc với mục đích thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, giải quyết vụ việc (bao gồm hình sự, dân sự hoặc hành chính). Việc triệu tập người dân phải có lý do chính đáng, được thực hiện theo đúng thủ tục quy định. Chính vì thế, nếu người dân được “gọi điện triệu tập” thì không cần lo lắng, phải bình tĩnh để xử lý, xác minh đó có phải là cán bộ công an, cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Trường hợp không phải, đó có thể là nhóm đối tượng lừa đảo, mạo danh công an, cán bộ, cơ quan nhà nước để tiếp cận người dân.  

Việc triệu tập, mời người dân lên làm việc đề lấy lời khai, hỏi cung phải theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Cụ thể, công an thường mời người dân lên làm việc trong các trường hợp sau:

Trong hình sự:

Các trường hợp triệu tập công dân lên làm việc:

- Triệu tập và hỏi cung bị can;

- Triệu tập, lấy lời khai người báo tin về tội phạm, người tố giác, người bị tố giác, người kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

- Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.

Riêng đối với bị can: xét thấy cần thiết, kiểm sát viên  được phân công trong vụ án có thể triệu tập bị can theo quy định tại khoản 4, điều 182,Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trong dân sự: 

Các trường hợp triệu tập, mời công dân lên làm việc.

- Người đại diện hợp pháp của đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi theo quy định tại khoản 6 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

- Triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản theo quy định tại khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Như vậy, về cơ bản việc triệu tập, mời công dân lên làm việc hợp lệ phải đáp ứng một vài tiêu chí:

- Để phục vụ giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính;

- Phải có kế hoạch được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;

- Do điều tra viên/kiểm sát viên được phân công;

- Đúng trình tự, thủ tục luật định (giấy triệu tập, giấy mời, thông báo hợp lệ).

Như vậy, công an mời lên làm việc trong các trường hợp sau:

- Tổ chức/cá nhân là người trực tiếp liên quan đến vụ việc mà công an đang xử lý: Là nguyên đơn dân sự/bị đơn dân sự trong vụ án hình sự, là người bị hại, người tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật,...

- Tổ chức/cá nhân là người có thể biết được, nắm được thông tin về vụ việc mà công an đang xử lý: Người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự,...

Có thể thấy, mục đích mời, triệu tập những đối tượng này lên làm việc là để thu thập các thông tin, lấy lời khai, lấy ý kiến về một vụ việc cụ thể mà công an đang xử lý.

2. Công an có được triệu tập người dân qua điện thoại hoặc thông qua người khác không?

Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.

Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

Như vậy, công an không được triệu tập qua điện thoại hoặc thông qua người khác. Người dân khi bị triệu tập bắt buộc phải có giấy triệu tập, có chữ ký và con dấu.

Nếu bị triệu tập qua điện thoại thì có thể là thủ đoạn lừa đảo hoặc do cơ quan công an làm sai. Lúc này, người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

3. Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên không?

Theo quy định pháp luật hiện hành chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Tuy nhiên, nếu người nhận được giấy mời làm việc của công an có liên quan đến một vụ án hình sự mời đến phối hợp cung cấp thông tin để điều tra vụ án bạn cần đến để hợp tác điều tra vụ việc. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời thì bạn có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan công an. Bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình nếu không giải quyết vụ việc sớm.

Trong trường hợp nhận được giấy triệu tập thì những người tham gia tố tụng bắt mới buộc phải có mặt theo giấy triệu tập.

Thông thường trong giấy mời của cơ quan công an sẽ có những nội dung cơ bản sau: đơn vị nào mời; họ tên, chỗ ở của người được mời; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai, số điện thoại liên hệ và để làm việc về nội dung gì. Nếu thời gian được ghi trong giấy mời không tiện để bạn lên làm việc, thì bạn có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan công an. Bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình nếu không giải quyết vụ việc sớm.

Đặc biệt, khi đã đồng ý hợp tác cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, bạn nên thành thật và trả lời đúng những gì được hỏi, để tránh trường hợp tiếp tục nhận được giấy mời vào những lần sau, gây mất thời gian của cả đôi bên.

Người được mời với vai trò bị hại cũng phải có mặt, nếu cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì người này có thể bị dẫn giải. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng phải có mặt.

Theo đó, người dân nên sắp xếp thời gian để lên làm việc, từ đó có thể cung cấp các thông tin theo yêu cầu, đồng thời nhận được, nắm bắt được các thông tin liên quan đến tình hình giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Công an mời người dân lên làm việc trong trường hợp nào?  mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.comđể nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!