Đã hoàn trả số tiền lừa đảo và bị hại rút đơn yêu cầu, không khởi tố nữa thì có bị ở tù không?

Đã hoàn trả số tiền lừa đảo và bị hại rút đơn yêu cầu, không khởi tố nữa thì có bị ở tù không? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung dưới đây

1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các yếu tố cấu thành tội danh 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, Dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

- Chủ thể của tội phạm: Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. , bộ luật mới đã có sự tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tộ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đây cũng là một điểm khác với các tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp). Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

- Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Về Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;

+ Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác, như: tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội Trộm cắp tài sản, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng Viễn thông, phương tiện Điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với Người bị hại và gia đình họ. Những hành vi khách quan cần đáng lưu ý sau:

+ Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2. Đã hoàn trả số tiền lừa đảo và bị hại rút đơn yêu cầu, không khởi tố nữa thì có bị ở tù không?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định như sau:

+ Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

+ Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

+ Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

=> Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

3. Một số biện pháp tránh trường hợp lừa đảo trên không gian mạng

- Đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định. Lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc Online qua mạng.

- Không công khai các thông tin cá nhân như: ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng ... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo; chọn lọc những thông tin cụ thể khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.

- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và bảo mật tuyệt đối về thông tin của các tài khoản trên gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng,... không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà chưa xác định được nguồn gốc.

- Không truy cập các đường link trong tin nhắn, email lạ không rõ nguồn gốc; không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng.

- Cảnh giác khi tiếp cận website, ứng dụng (App) trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, bao gồm các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng.

- Cảnh giác, không tin tưởng vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu nạp thẻ điện thoại, hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền, tài sản lớn, không rõ lý do.

- Cảnh giác với những trang web giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng... lưu ý chí nên nhập thông tin tài khoản ngân hàng trên trang web, ứng dụng chính thức của ngân hàng có uy tín.

- Đối với các tin nhắn qua mạng xã hội, qua điện thoại người quen, bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, nhờ chuyển tiền hộ cần gọi điện trực tiếp (nếu có thể nên gọi video call) để xác nhận thông tin trước khi chuyển tiền yêu cầu của người đó.

- Đối với các cá nhân có nhu cầu chuyển, nhận tiền từ nước ngoài về thì gửi nhận thông qua ngân hàng có uy tín, không sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, đổi tiền quốc tế của các cá nhân, tổ chức không hợp pháp.

- Không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác, đặc biệt là những đối tượng không quen biết. Khi phát hiện đối tượng có hành vi mua, thuê người khác mở tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho Cơ quan Công an để có biện pháp xử lý theo quy định cúa pháp luật.

- Không cài đặt lên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực trên kho ứng dụng trước yêu cầu của đối tượng lạ.

- Khi phát hiện sim điện thoại bị vô hiệu hóa, cần gọi ngay cho bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác minh. Nếu bị mất điện thoại, cần khẩn trương báo nhà mạng khóa sim kịp thời.

- Khi mua hàng Online tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không mua ở những trang mạng xã hội không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn, chỉ bán hàng Online chứ không có cửa hàng cụ thể./.

Trên đây là nội dung tư vấn về: "Đã hoàn trả số tiền lừa đảo và bị hại rút đơn yêu cầu, không khởi tố nữa thì có bị ở tù không?"  trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc