Đi xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ?

Hiện nay, có lẽ người tham gia giao thông đường bộ đã không còn quá xa lạ với cụm từ “xe chính chủ” hay “xe không chính chủ” rồi. Tuy nhiên về vấn đề này, người dân cũng có nhiều thắc mắc. Một trong những thắc mắc đó là Đi xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ hay không?

1. Xe không chính chủ là gì?

Theo điểm a khoản 4, điểm I khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phan bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Việc xác minh để phát hiên hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Đi xe người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ hay không?

Việc khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển hay được thừa kế xe khác với trường hợp mượn xe. Việc mua, được cho, tặng hay điều chuyển, thừa kế là các thủ tục cần phải đăng ký và sang tên còn việc mượn xe không cần phải sang tên khi lưu thông và sử dụng xe máy. Vậy nên theo điểm a khoản 4 điểm I, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về lỗi "xe không chính chủ" thì việc mượn xe người thân để đi không phải lỗi xe không chính chủ.

Ngoài ra việc xác minh lỗi không chính chủ được xác minh bằng hình thức điều tra, giải quyết các vụ án giao thông hay qua công tác đăng ký xe. Như vậy khi lưu thông trên đường thì cảnh sát giao thông sẽ không kiểm tra lỗi xe không chính chủ. Cụ thể khi dừng xe, cảnh sát sẽ kiểm soát những nội dung theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

+ Giấy phép lái xe

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng

+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ ban chính Giấy đăng ký xe)

+ Giấy cứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định

Khi các cơ sơt dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trưc tiếp giấy tờ.

- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông. Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vòng trong, từ trên xuống dưới gồm các nội dung:
+ Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông

+ Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thong cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định

- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải giao thông đường bộ. Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật, số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biệ pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ

- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp bị phạt nguội khi cho mượn xe thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, các chủ phương tiện đã vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh vi phạm được ghi lại bằng hệ thống camera và gửi về cho chủ xe.

Theo quy định trên, chủ xe sẽ được gửi thông báo yêu cầu đến trụ sở của đơn vị cảnh sát giao thông để giải quyết vụ việc. Khi đó, chủ phương tiện bắt buộc với đến và có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người trực tiếp lái xe có hành vi vi phạm.

Theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không giải trình, chứng minh được người khác đã lái xe vi phạm thì phải nộp phạt theo quy định. 

Trường hợp không chứng minh được:

+ Với chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi phát hiện được

+ Với chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xủ phạt bằng 2 lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi pạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tối đa, trừ trường hợp chiếm đoạt, sử dụng trái phép.

Trường hợp chủ phương tiện có bằng chứng xác minh người vi phạm đó đã mượn phương tiện của mình vào một khoảng thời gian đó hay xuất trình được giấy tờ hợp đồng cho thuê hoặc có tài liệu chứng minh chiếc xe đó cho người khác mượn, trong thời gian sử dụng, người mượn vi phạm giao thông thì cơ quan chức năng sẽ thông báo cho người mượn, người thuê đó đến làm việc để xử lý. Nếu chứng mình được mình không vi phạm và hỗ trợ Cảnh sát giao thông xác định chính xác người vi phạm, chủ xe sẽ không phải nộp phạt.

4. Mức phạt lỗi xe không chính chủ

Mức phạt lỗi xe không chính chủ hay lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự như xe mô tô được quy định cụ thể tại điêm a Khoản 4, điểm I khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, mày kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự như xe ô tô

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.00- đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.2000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự như xe mô tô.

5. Thủ tục sang tên xe không chính chủ

Việc sang tên xe không chính chủ từ ngày 15/8/2023 thực hiện tương tự như quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA như sau:

Bước 1: Chủ cũ của xe làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe. 

Chủ cũ kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi quy định

Trường hợp xe qua nhiều đời chủ thì người đang sử dụng xe được tự mình thực hiện thủ tục này.

Bước 2: Chủ mới làm thủ tục sang tên xe.

Chủ mới kê khai đăng ký xe online và nộp hồ sơ quy định bao gồm:

Hồ sơ đăng ký sang tên xe bao gồm:

- Giấy khai đăng ký xe (nếu xe đã qua nhiều đời chủ thì ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe)

- Giấy tờ của chủ xe

- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (trường hợp xe đã qua nhiều đời chủ, nếu có thì nộp chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng)

- Chứng từ lệ phí trước bạ

- Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt trả lời cho câu hỏi Đi xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ hay không? Hy vọng bài viết trên là câu trả lời hữu ích dành cho quý khách hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có liên quan đến bài viết hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật. Xin vui lòng liên hệ hotline 1900.868644 hoặc email luathoanhut.vn@gmail.com. Xin trân trọng cảm ơn!