1. Khái niệm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyềnlà hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Trong đó, tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm của hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác
Hành vi này có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đối tượng hướng đến của hành vi là các đối thủ cạnh tranh mới đang muốn gia nhập thị trường hoặc những đổi thủ đã và đang tồn tại trên thị trường nhưng mong muốn mở rộng thị trường, vấn đề quan trọng mà lí luận phải làm là xác định đối thủ cạnh tranh mới. Đối thủ cạnh tranh mới là các doanh nghiệp đang tìm cách tham gia thị trường liên quan. Cần phân biệt thuật ngữ đối thủ cạnh tranh mới và doanh nghiệp mới thành lập. Thuật ngữ đổi thủ cạnh tranh mới mà luật cạnh tranh sử dụng để mô tả những doanh nghiệp đang tìm cách tham gia vào một thị trường cụ thể. Các doanh nghiệp này có thể chưa được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, cũng có thể đã được thành lập nhưng đang hoạt động trên thị trường khác, song lại có ý định tham gia thị trường liên quan của doanh nghiệp thực hiện hành vi ngăn cản. Thuật ngữ doanh nghiệp mới thành lập được sử dụng rộng rãi trong pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là trong pháp luật về thủ tục pháp lí đăng kí kinh doanh, để diễn tả những chủ thể kinh doanh vừa hoàn tất các thủ tục cần thiết để được công quyền thừa nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp. Tóm lại, xác định doanh nghiệp mới trong luật cạnh tranh không phải là sự xác nhận doanh nghiệp đó đã được thành lập hay chưa, mà là xác định nhu cầu đầu tư mới trên thị trường liên quan. Từ đó mọi rào cản cùa các doanh nghiệp đang hoạt động dựng lên đều nhàm mục đích ngăn chặn dòng vốn tham gia thị trường.
Thứ hai, hành vi được thực hiện nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập thị trường hoặc những đối thủ cạnh tranh đã và đang tồn tại trên thị trường mở rộng sản xuất kinh doanh. Mục đích của hành vi cho thấy bản chất hạn chế cạnh tranh của nó. Khi ý định gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng không thể thực hiện có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn ngăn chặn sự phát triển của cạnh tranh trong đời sống thị trường. Nói cách khác, hành vi đã cản trở cạnh tranh tiềm năng của thị trường từ đó duy trì hoặc mở rộng vị trí của doanh nghiệp. Xét về biểu hiện thực tế, các hành vi không có biểu hiện của sự đe doạ, cưỡng ép hay tác động trực tiếp để cản trở việc gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh, song bằng việc thiết lập các rào cản bàng cách làm thay đổi các yếu tố hoặc các quan hệ trên thị trường như cung cầu, giá cả, hệ thống phân phối... hòng buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc lại ý định gia nhập khi tính toán hiệu quả kinh tế của việc tham gia vào thị trường liên quan. Do đó, nhóm hành vi này không mang bản chất ép buộc mà chỉ là sự ngăn cản bởi việc từ bỏ ý định gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng là kết quả ý chí của họ sau khi đã tính toán, cân nhắc dựa trên các thông số thu thập được từ tình hình thị trường.
Thứ ba, việc ngăn cản được thực hiện bằng thủ đoạn tạo ra các rào cản cho sự gia nhập thị trường của đối thủ. Do đó, việc xác định sự tồn tại của các rào cản có ý nghĩa quyết định cho những kết luận về hành vi vi phạm. Rào cản từ hành vi của doanh nghiệp bao gồm các chiến lược định giá để ngăn chặn đối thủ; chiến lược thiết lập các rào cản theo chiều dọc... Suy cho cùng chúng là những phản ứng từ phía các doanh nghiệp đang hoạt động đối với việc gia nhập của đối thủ tiềm năng.
3. Các dạng của hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh
Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới tạo ra những rào cản và được thể hiện dưới các dạng sau:
* Hành vi ngăn cản bằng cách định giá mua, giá bán hàng hoá dịch vụ
Phân tích dưới góc độ hiện tượng, hành vi thiết lập rào cản về giá (định giá ngăn cản) có biểu hiện về mặt hình thức giống với hành vi ấn định giá bán dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ (định giá huỷ diệt), là việc hạ giá bán thấp đến mức làm cho đối thủ cạnh ttanh không thể gia nhập hoặc tiếp tục tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, hai hành vi này có những điểm khác biệt cần làm rõ là:
1) việc thiết lập rào cản về giá chỉ hướng đến việc ngăn cản đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường trong khi hành vi định giá huỷ diệt được thực hiện nhằm loại bỏ đối thủ hiện có trên thị trường;
2) mức giá rào cản được hạ thấp đủ để ngăn chặn việc gia nhập (có thể là mức giá lỗ hoặc không lỗ) còn định giá huỷ diệt đòi hỏi mức giá huỷ diệt phải thấp hơn giá thành.
Như vậy, để kết luận có sự tồn tại của chiến lược thiết lập rào cản về giá do doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện trên thị trường liên quan, cơ quan điều tra cần phải xác định:
1) có hành vi hạ giá bán sản phẩm;
2) mức giá hạ thấp đủ để ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới hoặc mở rộng thị trường của những đổi thủ cạnh tranh đang tồn tại.
* Hành vi yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh
Hành vi này gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới trong việc tiêu thụ sản phẩm hoặc trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đàu vào của quá trình kinh doanh. Sự từ chối không giao dịch của những người đã được yêu cầu (không từ ý chí của họ) là những dự báo về các khó khăn mà nhà kinh doanh đang có ý định tham gia thị trường hoặc mở rộng thị trường chắc chắn gặp phải trong việc thực'thi kế hoạch của mình. Hành vi này có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, rào cản gia nhập là sự tẩy chay của khách hàng đối với doanh nghiệp tiềm năng. Nói cách khác, chiến lược ngăn cản kiểu này không tạo ra sự đối đầu trực tiếp giữa doanh nghiệp thực hiện hành vi và người bị cản trở, song nó tạo ra một sự liên kết tập thể đồng loạt tẩy chay cúa khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang có ý định gia nhập hoặc mở rộng thị trường sẽ giao dịch. Khi đó, doanh nghiệp mới sẽ gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc nguồn tiêu thụ sản phẩm ở đầu ra. Những khó khăn nảy sẽ tạo ra tâm lí lo ngại cho việc thực thi kế hoạch kinh doanh từ phía các nhà đầu tư, từ đó làm cho họ từ bỏ ý định gia nhập thị trường.
Thứ hai, sự tẩy chay của khách hàng được thực hiện dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường hoặc doanh nghiệp độc quyền, về mặt hình thức, chiến lược tẩy chay có biểu hiện giống với các giao dịch độc quyền, là việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền gắn việc mua bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chĩ định trước hoặc buộc khách hàng muốn kí kết hợp đồng phải hạn chế hạn chế mua hàng hoá, cung ứng dịch vụ khác không liên quan ‘trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lí theo quy định của pháp luật về đại lí, song hai hành vi này khác nhau ở đối tượng xâm hại và giới hạn của sự tẩy chay. Các giao dịch độc quyền luôn nhằm đến các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, các doanh nghiệp này có thể là đối thủ của doanh nghiệp có quyền lực thị trường hoặc không trong khi chiến lược tẩy chay mang bản chất ngăn cản sự gia nhập. Vì vậy đối tượng xâm hại là đối thủ cạnh tranh tiềm năng (chưa tồn tại) của doanh nghiệp thực hiện hành vi. Nội dung của các giao dịch độc quyền là đặt ra yêu cầu về việc hạn chế mua hàng hoá, dịch vụ khác, trong khi chiến lược tẩy chay có thể là bất cứ giao dịch gì, ở bất cứ khâu nào trong quá trình kinh doanh của đối thủ tiềm năng (có thể là giao dịch cung cấp nguyên liệu... hoặc giao dịch tiêu thụ sản phẩm...). Các yêu cầu trong chiến lược tẩy chay thường được đưa ra kèm theo hợp đồng kí kết với khách hàng như một điều kiện kí kết hoặc là một điều khoản trong nội dung của hợp đồng.
* Hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, cấc cửa hành bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh
Đây là hành vi hay chiến lược ngăn cản được thực hiện thông qua việc dựng lên rào cản phân phối đổi với doanh nghiệp tiềm năng. Theo đó, 1) thủ đoạn thực hiện là đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối hoặc bán lẻ hiện có trên thị trường; 2) nội dung của hành vi là buộc những chủ thể trên không chấp nhận phân phổi mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới. Với chiến lược này, doanh nghiệp có quyền lực thị trường đã khống chế ý chí của những nhà phân phối hoặc các cửa hàng bán lẻ, ép buộc họ không được phân phối sản phẩm của đối thủ. Sự ngăn cản gia nhập được thể hiện bằng việc đối thủ cạnh tranh mới khó có thể tiêu thụ được sản phẩm bằng mạng lưới phân phối hiện có. Lúc này, để có thể tiêu thụ được sản phẩm, đối thủ mới buộc phải có chiến lược xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối hoàn toàn mới (không là những nhà phận phoi hoặc cửa hàng bán lẻ hiện đang tồn tại trên thị trường). Kê hoạch này sẽ là mạo hiêm bải làm tăng chi phí và tăng độ rủi ro khi tiêu thụ sản phẩm do người sản xuất và nhà phân phối đều là “lính mới” trên thị trường.
Hành vi loại này vừa mang bản chất của sự áp đặt và ngăn cản. Bằng các thủ đoạn ép buộc hoặc đe dọa, doanh nghiệp vi phạm đã xâm phạm đến quyền tự do của nhà phân phối hoặc người bán lẻ sản phẩm trên thị trường. Mặt khác, hành vi đã đẩy đôi thủ cạnh tranh mới vào hoàn cảnh bất lợi trong cạnh tranh với doanh nghiệp bởi việc từ chổi phân phối hay tiêu thụ của mạng lưới phân phối hiện có trên thị trường sẽ làm cho các chi phí chìm trong kinh doanh cùa họ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu về vốn sẽ tăng do phải thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển hệ thống phân phổi mới. Từ đó, đã bắt buộc các đối thủ cạnh ưanh mói gia nhập thị trường - noi mà họ chưa thực sự thành thạo, phải chịu bất lọi hoàn toàn về chi phí.
Ngoài ra, khác với Luật cạnh tranh năm 2004. Luật cạnh tranh năm 2018 còn liệt kê tại điểm g khoản 1 Điều 27 “các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác”, về cơ bản, đây có thể được xem là một trong những điểm mới tiến bộ của Luật cạnh trành năm 2018, khi không liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh theo hướng đóng như trước kia mà quy định mang tính “mở”. Tuy nhiên, cách quy định “mở” này khiến Luật cạnh tranh năm 2018 vẫn chưa thực sự phát huy hết được ý nghĩa của điều khoản “mở”. Bởi mặc dù quy định về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh khác, nhưng Luật cạnh tranh năm 2018 lặi kèm theo điềù kiện “bị cấm theo quy định của luật khác”. Như vậy, cơ quan thực thi sẽ không có quyền giải thích luật trong trường hợp này, cũng không được phép xác định một hành vi là lạm dụng vị trí thống lĩnh nếu như hành vi này không được quy định trong luật cạnh tranh hay luật khác. Sở dĩ có quy định liệt kê theo hướng “mở” là bởi các hành vi cạnh tranh rất đa dạng và phong phú, do đó cần phải trao quyền cho cơ quan thực thi luật trong việc xác định tính “hạn .chế cạnh tranh” của các hành vi này bằng quy định mở. Nhưng với quy định như tại điểm g khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018, quy định “mở” này rất khó để được áp dụng.
4. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây thì bị cấm:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
5. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bi cấm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây thì bị cấm:
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
- Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
- Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
- Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!