1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Theo Điều 60 Luật cạnh tranh năm 2018, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể.
Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh-tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Số lượng thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong sổ các thành viên ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Theo Điều 61 Luật cạnh tranh năm 2018, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định mở phiên điều trần;
- Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
- Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
- Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
- Yêu cầu cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh hanh;
- Quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Đề nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật cạnh tranh;
Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh tranh.
2. Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh
- Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
- Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh được thành lập với nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
+ Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ định trong số thành viên của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
+ Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh ttanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh ttanh;
- Kí văn bản của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật cạnh tranh.
4. Thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh
- Thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch ủy ban Cạnh ữanh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên ủy ban Cậnh tranh Quốc gia (gồm 03 hoặc 05 thành viên). Vì vậy, không phải mọi thành viên của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đều là người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Chỉ những thành viên của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia lựa chọn làm thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh để trực tiếp giải quyết từng vụ việc cạnh ttanh cụ thể hoặc những thành viên tham gia Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh mới được coi là người tiến hành tố tụng cạnh tranh.
- Thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
5. Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh
Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh bao gồm tất cả các thành viên của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được luật sư tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Trân trọng./.