Không tái ký hợp đồng có cần thông báo cho người lao động?

Một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động là hết hạn hợp đồng, khi hợp đồng hết hạn, các bên có thể thể hiện nhu cầu không ký tiếp hợp đồng. Vậy người sử dụng lao động không tái ký hợp đồng có cần thông báo cho người lao động hay không?

1. Không tái ký kết hợp đồng lao động vì lý do gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động 2019, khi HĐLĐ hết hạn, nếu hai bên không tái ký thì HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt. Bởi vì các bên đang xác lập hợp đồng lao động có thời hạn. Việc ký hay không ký HĐLĐ mới là quyền, đảm bảo nhu cầu triển khai của cả hai bên. Khi một bên có nhu cầu trong khi bên còn lại không còn nhu cầu thì việc ký tiếp hợp đồng cũng không được thực hiện.

Do vậy, việc phía NSDLĐ quyết định không tái ký HĐLĐ là không vi phạm quy định pháp luật. Họ đã thực hiện xong hợp đồng và thỏa thuận đã ký kết, chấm dứt hiệu lực trước đó, luật cũng không quy định phải nêu lý do vì sao không tái ký HĐLĐ.

Ngoài ra, nhu cầu này cũng có thể được đưa ra từ phía người lao động. Nếu họ thấy rằng các quyền lợi không được thỏa thuận lại, không muốn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp vì có định hướng mới phù hợp hơn.

Theo quy định của pháp luật, việc không ký tiếp hợp đồng sau khi hợp đồng hết hạn được hiểu là không tái ký hợp đồng. Những thông báo của cả hai bên đều có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, các thông báo này thường đến từ phía người sử dụng lao động nhiều hơn. Bởi họ xem xét khả năng, năng lực và sự phù hợp của người lao động để quyết định có nên tiếp tục hợp đồng hay không.

Việc không gia hạn hợp đồng lao động sau khi hợp đồng lao động đã ký trước đó hết hạn chắc chắn không phải là tin vui đối với người lao động. Vì vậy, họ phải nhanh chóng nắm bắt thông tin và chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Bao gồm cả thời gian tìm việc làm phù hợp. Nhưng người sử dụng lao động phải có lý do nào đó cho quyết định này. Trong khi công việc kinh doanh của họ đang hoạt động, họ vẫn cần thuê nhân viên cho nhiều công việc khác nhau. Trên thực tế có thể vì những lý do sau:

Một số lý do khiến các công ty có thể thuyết phục người lao động khi không tái ký hợp đồng lao động là:

 

+ Người lao động làm việc không hiệu quả.

+ Ý thức kỷ luật không tốt, không hoà nhập với đồng nghiệp.

+ Sức khoẻ không bảo đảm,….

Đây là các căn cứ để doanh nghiệp chỉ thuê người lao động đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn. Và họ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng người lao động làm việc trong doanh nghiệp mình. Họ có thể tìm kiếm người khác làm việc hiệu quả hơn, tăng chất lượng chung của doanh nghiệp.

Những lý do này giúp doanh nghiệp cho rằng nếu NLĐ tiếp tục làm việc sẽ không tốt cho công ty. Họ cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp, tìm kiếm người làm việc chất lượng, hiệu quả nhất.

2. Không tái ký kết hợp đồng có cần thông báo cho người lao động?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

- Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Quy định này đã xác định trách nhiệm thông báo bằng văn bản của người sử dụng lao động khi không tái ký hợp đồng, tuy nhiên lại không có quy định bắt buộc công ty phải thông báo trước cho người lao động trong thời hạn bao nhiêu ngày.

Trước đây, theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

-  Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động...

Có thể thấy, theo quy định cũ thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản khi không tái ký hợp đồng cho người lao động trong thời hạn 15 ngày trước khi hết hạn hợp đồng.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại, người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc hết hạn hợp đồng, có tiếp tục tái ký hay không nhưng không cần đảm bảo về số ngày báo trước.

Chính vì vậy trong trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng lao động vì hết hạn (theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019) là đúng luật và việc có tái ký hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của 2 bên nên nếu không tái ký cũng không vi phạm quy định của luật.

3. Trách nhiệm thông báo khi không tái ký hợp đồng

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định bằng hợp đồng. Mối quan hệ này cũng kết thúc khi hợp đồng lao động kết thúc và các bên không cần tiếp tục hợp đồng. Đây là kết quả của hợp đồng và việc hợp đồng không được gia hạn, ký kết. Từ đó, hợp đồng giữa các bên không còn hiệu lực thi hành nữa. Khi kết thúc quan hệ lao động, nếu người sử dụng lao động hoặc người lao động không muốn gia hạn hợp đồng thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ chấm dứt. Các bên thể hiện nhu cầu của mình, muốn tiếp tục làm việc hay muốn tiếp tục thuê lao động tiếp không?

Tuy nhiên, các bên phải bày tỏ nhu cầu của mình với bên kia. Bởi họ cần chuẩn bị và chủ động tìm kiếm công việc hoặc nguồn lực thay thế. Vì vậy, pháp luật quy định nghĩa vụ của công ty là phải thông báo cho người lao động biết sẽ không gia hạn hợp đồng.

Hiện nay, không có quy định bắt buộc công ty phải thông báo trước cho người lao động bằng văn bản trong thời hạn bao nhiêu ngày. Pháp luật cũng không quy định, không yêu cầu sử dụng thống nhất một mẫu thông báo. Do đó vào ngày hợp đồng hết thời hạn người sử dụng thông báo vẫn được coi là hợp lệ. Cũng như chỉ cần đảm bảo truyền tải nội dung, hình thức cơ bản của thông báo.

Lưu ý: Công ty không nên thông báo quá sớm, sẽ gây tâm lý xáo trộn, hoang mang cho NLĐ. Từ đó mà có thể ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng thực hiện công việc. Khi giao thông báo, nhân viên phòng Nhân sự cũng cần phải giải thích, động viên NLĐ. Từ đó giúp họ nhanh chóng tìm kiếm các công việc mới.

Khi chấm dứt hợp đồng, phải đảm bảo các chế độ, quyền lợi mà NLĐ được hưởng theo quy định. Ngoài ra nếu có thể, phía NSDLĐ nên hỗ trợ thêm NLĐ một khoản tiền. Đó có thể là tiền hỗ trợ, giúp người lao động có tâm thế, thỏa mái thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp trong tương lai.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Không tái ký hợp đồng có cần thông báo cho người lao động? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!