1. Quy định của pháp luật về mã ngành kinh doanh rượu
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, rượu thuộc ngành kinh doanh cụ thể như sau:
1101 - 11010: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh: rượu whisky, rượu gin, rượu mùi,.....
- Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;
- Sản xuất rượu mạnh trung tính.
Loại trừ:
- Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);
- Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);
- Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
1102 -11020: Sản xuất rượu vang Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu vang;
- Sản xuất rượu sủi tăm;
- Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;
- Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;
- Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự. Nhóm này cũng gồm:
- Pha chế các loại rượu vang;
- Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.
Loại trừ:
- Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
1103 - 11030: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen;
- Sản xuất mạch nha ủ men bia;
- Sản xuất bia không cồn hoặc có độ cồn thấp.
1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
11041: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai
Nhóm này gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác.
11042: Sản xuất đồ uống không cồn N
Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ uống không cồn trừ bia và rượu không cồn;
- Sản xuất nước có mùi vị hoặc nước ngọt không cồn, có ga hoặc không có ga: nước chanh, nước cam, côla, nước hoa quả, nước bổ dưỡng.....
2. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo quy định của pháp luật
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
- Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
3. Quy định về kinh doanh rượu
Theo Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
- Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
- Rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.
- Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng.
Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, điều kiện sản xuất rượu công nghiệp được quy định như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Điều 15 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp được quy định:
- Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
- Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
- Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
- Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu được quy định cụ thể như sau:
- Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
- Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Theo quy định Điều 16 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
- Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
- Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
- Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu:
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.
Nếu từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản cũng như nêu rõ lý do.
Nếu hồ sơ không đúng theo pháp luật, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
- Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.
Nếu từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu chưa đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Mọi thắc mắc liên hệ 1900.868644 hoặc email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp.
Trân trọng