1. Điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Danh sách các bệnh không được phép lái xe hạng A1
Danh sách các bệnh không được phép lái xe hạng A1 được ban hành kèm theo phụ lục 1 kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, các bệnh, tật không được lái xe hạng A1.
Cụ thể, người lái xe máy (hạng A1) cần phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe được nêu tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Theo đó, nếu mắc một trong 9 bệnh, tật sau thì không được lái xe máy:
- Đang rối loạn tâm thần cấp.
- Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.
- Liệt vận động từ hai chi trở lên.
- Thị lực nhìn xa hai mắt: 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
- Nếu còn một mắt, thị lực 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
- Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
- Sử dụng các chất ma túy.
- Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
3. Các bệnh, tật không được phép lái xe hạng B1
- Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng.
- Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.
- Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị).
- Liệt vận động từ hai chi trở lên.
- Hội chứng ngoại tháp
- Rối loạn cảm giác sâu.
- Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.
- Thị lực nhìn xa hai mắt: 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
- Nếu còn một mắt, thị lực 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
- Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.
- Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).
- Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).
- Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).
- Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
- Sử dụng các chất ma túy.
- Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
4. Mắc các chứng bệnh nào về mắt thì không được lái xe?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, có quy định về tiêu chuẩn của người lái xe như sau:
SỐ TT |
CHUYÊN KHOA |
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng |
||
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1) |
NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1) |
NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) |
||
III |
MẮT |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt 8/10 hoặc mắt kém 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
|
|
Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop. |
||
|
|
- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): 160 mở rộng về bên phải 70°, mở rộng về bên trái 70°. - Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang 30°. - Bán manh, ám điểm góc. |
||
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
||
|
Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. |
Song thị. |
||
|
|
Các bệnh chói sáng. |
||
|
|
Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà). |
5. Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 5; điểm d khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:
+ Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây:
+ Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Xử lý hình sự hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển
Người nào giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mắc các chứng bệnh nào thì không được phép lái xe máy, ô tô? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.comđể nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!