Mức lương và điều kiện bổ nhiệm trạm trưởng y tế xã

Mức lương và điều kiện bổ nhiệm trạm trưởng y tế xã hiện nay là như thế nào? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài vết dưới đây:

1. Cơ cấu lãnh đạo trạm y tế phường xã?

Thông tư 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định thì: Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.

2. Lương trạm trưởng y tế xã hiện nay?

Như đã phân tích trên thì trưởng trạm y tế xã là viên chức nên mức lương đối với trạm trưởng hiện nay được xác định theo công thức sau:

Mức lương trạm trưởng y tế xã = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Trong đó:

+ Hệ số lương được xác định theo chức danh nghề nghiệp bác sĩ của trạm trưởng được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Nếu trạm trưởng trạm y tế xã là Bác sĩ hạng III thì được hưởng hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;Ads by

+ Nếu trạm trưởng trạm y tế xã là Bác sĩ hạng II thì được hưởng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78;

+ Nếu trạm trưởng trạm y tế xã là Bác sĩ hạng I thì được hưởng hệ số lương từ 6,20 đến 8,00.

+ Mức lương cơ sở hiện nay đang được áp dụng ở mức 1,8 triệu đồng/ tháng theo quy định của Nghị định số 24/2023/NĐ-CP kể từ ngày 01/7/2023 đến nay.

=> Do đó, mức lương của trạm trưởng trạm y tế xã phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó được hưởng. Hệ số lương càng cao thì mức lương được hưởng càng cao. Tuy nhiên, theo định hướng cải cách tiền lương vào năm 2024 của Nhà nước ta thì việc tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ không phụ thuộc vào hệ số lương và mức lương cơ sở nữa mà sẽ xây dựng bảng lương với mức lương cụ thể tương ứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp. Việc cải cách lương được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW với tinh thần mức lương mới sẽ không thấp hơn mức lương mà công chức, viên chức hiện hưởng.

=> Do đó, trong giai đoạn cải cách tiền lương vào năm 2024 thì mức lương của trạm trưởng trạm y tế xã sẽ tăng lên so với mức lương hiện hưởng.

3. Điều kiện bổ nhiệm trưởng trạm y tế xã

Do trưởng trạm y tế xã là viên chức quản lý nên điều kiện bổ nhiệm, việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức hiện hành và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, điều kiện để bổ nhiệm trưởng trạm y tế xã bao gồm:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước đối với viên chức quản lý;

+ Bảo đảm tiêu chuẩn cụ thể đối với vị trí được bổ nhiệm theo quy định của ngành y tế;

+ Phải thuộc diện quy hoạch chức vụ được bổ nhiệm nếu là nhân lực tại chỗ hoặc nếu là nhân lực từ nơi khác được bổ nhiệm đến thì phải thuộc diện được quy hoạch chức vụ tương đương;

+ Người được bổ nhiệm làm trạm trưởng trạm y tế xã phải có lý lịch được xác minh rõ ràng; có bản kê khai về tài sản và mức thu nhập theo quy định;

+ Phải đảm bảo điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm;

+ Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

=> Như vậy, để được bổ nhiệm vào trạm trưởng trạm y tế xã thì viên chức cần phải đáp ứng các điều kiện để trở thành viên chức quản lý được nêu trên.

4. Chức năng của trạm y tế xã

- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Nhiệm vụ của Trạm y tế được quy định tại Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

- Về y tế dự phòng:

+ Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;

+ Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;

+ Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

- Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

+ Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;

+ Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

+ Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

- Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

+ Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;

+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

- Về cung ứng thuốc thiết yếu:

+ Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;

+ Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

+ Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

- Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

+ Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

+ Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

- Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

+ Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

+ Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:

+ Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;

+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;

+  Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;

- Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:

+ Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;

+ Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.

- Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

+ Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

=> Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyện trình Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định Trạm y tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế.

Trên đây là nội dung tư vấn về: "Mức lương và điều kiện bổ nhiệm trạm trưởng y tế xã"  trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua  email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc