Trả lời:
1. Quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế không?
Các quy định hiện hành liên quan:
Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về tài sản bao gồm:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền tài sản là: Quyền trị giá được bằng tiển, bao gồm quyền tài sản đổi với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đồng thời, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định quyền tài sản bao gồm:
“1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng:
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận hút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”
Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng quy định:
“Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của
pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.”
Từ các quy định nêu trên, ta nhận thấy các quyền tài sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)) và quyền nhân thân gắn với tài sản (khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)) trong quyền tác giả được coi là di sản thừa kế.
2. Người thừa kế quyền tác giả có bị hạn chế quyền gì không?
Thưa lật sư, xin hỏi: Việc thừa kế quyền tác giả có bị hạn chế gì không so với quy định chung của việc thừa kế tài sản? Cảm ơn luật sư! (Ngưởi hỏi: Hải Đăng - Tam Dương, Vĩnh Phúc)
Trả lời:
Như đã phân tích tại Câu hỏi 77, người thừa kế quyền tác giả chỉ được hưởng quyền tài sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)) và quyền nhân thân gắn với tài sản (khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)) trong quyền tác giả.
Vì vậy, người thừa kế quyền tác giả bị hạn chế so với quy định chung của việc thừa kế tài sản, họ không được hưởng trọn vẹn quyền tác giả mà chỉ được hưởng một phần quyền tác giả có quyền để lại thừa kế.
Sự khác biệt này bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của quyền tác giả. Quyền tác giả là một chế định được pháp luật sở hữu trí tuệ đặt ra nhằm mục đích bảo vệ thành quả lao động, sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, khuyến khích mọi người cùng phát triển sự sáng tạo, cùng nhau tạo ra những tài sản trí tuệ phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thẩn của mọi người. Người thừa kế quyền tác giả sẽ được thừa kế những quyền tác giả có thể chuyển giao được (quyền gắn với tài sản) mà sẽ không được thừa kế những quyền không thể được chuyển giao (quyền nhân thân).
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia tài sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.868644