1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông liên hoàn
Theo thống kê, nguyên nhân để xảy ra những vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng có thể kể đến như: Lái xe có tâm lý bỏ chạy, trốn tránh trách nhiệm; Uống rượu, bia, chất kích thích và cuối cùng là lái xe hoảng loạn, không tự chủ được hành vi. Họ mất kiểm soát từ va chạm đầu tiên để rồi biến thành liên hoàn, nghiêm trọng.
Ngoài những lý do về mặt tâm lý người tham gia giao thông trong trạng thái không tỉnh táo, mất kiểm soát hành vi, lái xe trong trạng thái không bình thường (tâm lý, thái độ, tình cảm bị cú sốc dẫn đến va chạm, mâu thuẫn khi điều khiển xe hoặc lái xe sử dụng chất gây nghiện), do hạ tầng giao thông thấp kém thì phần lớn các lái xe này khai nhận nguyên nhân gây ra tai nạn liên hoàn là do “đạp nhầm chân ga”.
Trong những trường hợp như vậy, những cú tông hàng loạt sẽ xảy ra vì khi gặp vật cản, lực cản lớn cộng thêm tốc độ giảm, xe sẽ tự động chuyển về số thấp để tăng lực đẩy, khiến tai nạn càng thêm nghiêm trọng.
Nguyên nhân khác dẫn tới các vụ tai nạn đáng tiếc có thể kể tới xuất phát từ thói quen vẫn cài số D và giữ chân phanh khi dừng xe tạm thời. Trong thời gian dừng này, nếu tài xế xê dịch vị trí hoặc rời chân phanh sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt nếu có tình huống bất ngờ cần xử lý đúng thời điểm này tài xế sẽ rất dễ bị động và nhầm lẫn.
Kết quả cuộc khảo sát trên một trang mạng xã hội với nhiều thành viên là người sử dụng ô tô và hành nghề lái xe cho rằng hệ thống đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép của Việt Nam còn thiếu tính thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc nhiều người quen với việc lái xe số tự động nhưng phải học và trải qua kỳ thi với xe số sàn không những là lỗ hổng trong việc cấp bằng tại Việt Nam mà còn nảy sinh nhiều vụ tai nạn do người lái xe không được đào tạo đầy đủ và căn bản.
- Nguyên nhân gây tai nạn liên hoàn trên đường cao tốc:
+ Không giữ cự ly, khoảng cách an toàn
Rất nhiều lái xe khi điều khiển phương tiện chạy trên cao tốc không giữ cự ly, khoảng cách an toàn, vì vậy, chỉ 1 xe bị chết máy đột ngột, nguy cơ xảy ra tai nạn trên đường cao tốc rất cao.
+ Không nhường làn
Một hành vi phổ biến nữa và cũng rất nguy hiểm là khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, làn ngoài cùng bên trái luôn dành để cho các xe vượt, khi vượt xong phải trở ngay về làn bên phải nhưng có một số phương tiện vượt xong đi luôn trên làn đường đó, cho dù là xe container, xe tải hay xe khách.
Nguyên nhân nữa là tình trạng có những xe đi chậm hơn các phương tiện khác nhưng vẫn không nhường làn cho xe khác đi tốc độ cao hơn, dẫn đến tình trạng những xe tốc độ cao hơn sau một thời gian xin đường để vượt không được đành vượt sang bên phải. Khi vượt sang bên phải, nguy cơ va chạm, tai nạn giao thông là rất lớn.
+ Không tuân thủ tốc độ tối thiểu
Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến những vụ va chạm trên cao tốc về tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu.
Chính vì không tuân thủ tốc độ tối thiểu nên việc giữ khoảng cách giữa các xe cũng là nguyên nhân nữa dẫn đến các vụ tai nạn trên cao tốc. Điều này thì chỉ có lực lượng chức năng mới có thể xử lý.
2. Tai nạn giao thông liên hoàn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác, có hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm và uy tín, xâm phạm đến tài sản và quyền lợi hợp pháp của người khác dưới bất kỳ hình thức nào mà gây ra thiệt hại trên thực tế thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
- Người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại xảy ra trên thực tế xuất phát từ sự kiện bất khả kháng nằm ngoài ý chí của con người, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Do vậy có thể nói, trong các vụ tai nạn giao thông liên hoàn, cần phải tiến hành hoạt động xác định lỗi của các bên gây ra tai nạn giao thông. Để có thể xác định được mức độ lỗi thì cần phải có sự tham gia điều tra của các cơ quan điều tra và lực lượng chức năng có liên quan. Theo đó, nếu như xác định các bên gây ra tai nạn giao thông đều có lỗi thì cần phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 587 của Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ tương ứng với mức độ lỗi của các bên trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn đó.
Nếu như vụ tai nạn giao thông xảy ra, mỗi bên đều có một phần lỗi nhất định thì cần phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo như phân tích nêu trên. Mức độ bồi thường như thế nào sẽ do các bên tự thỏa thuận và phụ thuộc vào mức độ lỗi của mỗi bên. Mức bồi thường này sẽ dựa trên sự thương lượng có tính đến yếu tố thiệt hại trên thực tế và hoàn cảnh của các bên, nếu như không xác định được mức độ lỗi thì mỗi bên sẽ bồi thường một phần tương đương nhau.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.
Khi cơ quan điều tra có kết luận từ vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật hiện hành thì những xe phía sau sẽ có lỗi, khi đó xe sau sẽ đền cho xe trước và cứ thế đến xe đầu tiên.
Như vậy, trường hợp, có xe ở giữa dù đã đảm bảo quy định về khoảng cách, đã dừng ngay khi xe trước mình xảy ra sự cố nhưng bị xe phía sau đẩy về phía trước gây va chạm. Trường hợp này, xe giữa không có lỗi và việc xảy ra va chạm do tác động của xe phía sau, do đó, chủ xe giữa không phải bồi thường thiệt hại cho xe mình đâm vào và xe có lỗi sẽ phải bồi thường cho tất cả các xe phía trước.
3. Giải pháp phòng tránh tai nạn giao thông liên hoàn
Để phòng tránh tai nạn giao thông, từ khi đào tạo lái xe, các giáo viên cần dạy lái xe tuân thủ nghiêm, đủ chỉ tiêu cây số thực hành cho học viên lái ôtô trên đường. Để hạn chế rủi ro hỏng hóc trên đường, lái xe phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật của xe trước khi vận hành.
Trong thời gian tới, các lực lượng chức năng như: Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, địa bàn. Đồng thời kiểm tra quy trình huấn luyện tại những cơ sở đào tạo, sát hạch, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Các giảng viên trong trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe khuyến cáo, trong bất kỳ điều kiện nào, người lái xe không nên đặt chân phải xuống sàn xe để tránh trường hợp bị cuống, đạp nhầm chân phanh thành chân ga. Nhiều người mới lái xe số tự động nhầm lẫn cho rằng chính xe số tự động làm cho người lái dễ nhầm lẫn giữa hai vị trí này.
Ngoài ra, việc lái xe trang bị cho mình văn hóa giao thông là một điều rất cần thiết để giảm bớt tai nạn giao thông. Thông qua những hình ảnh các tài xế rượt đuổi nhau trên đường, khi đã gây tai nạn nhưng tài xế vẫn tăng ga bỏ chạy…mới thấy cách ứng phó với tình huống và sự bình tĩnh khi giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng hơn cả.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tai nạn giao thông liên hoàn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!