Thay đổi trọng tài viên trong hội đồng trọng tài như thế nào?

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó là trọng tài viên phải có đủ phẩm chất đồng thời phải độc lập, khách quan, vô tư trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên.

1. Quy định chung về thay đổi trọng tài viên

Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết việc thay đổi Trọng tài viên trọng tài vụ việc trong những trường hợp phải thay đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp:

- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;

- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;

Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

Trong trường hợp trọng tài viên tự nhận thấy hoặc bị chứng minh là có những mối quan hệ làm ảnh hưởng tới sự độc lập, vô tư của trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp hoặc bị cho rằng không đủ phẩm chất giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận của các bên thì trọng tài viên phải rút lui khỏi hội đồng trọng tài hoặc bị đề nghị thay thế bởi trọng tài viên khác phù hợp. Điều 12 Luật Mẫu UNCITRAL 2006 quy định:

-  Khi một người có khả năng được chỉ định làm trọng tài viên thì người đó phải công khai những trường hợp có thể gây ra những nghi ngờ xác đáng về tính khách quan hoặc độc lập của mình. Kể từ khi được chỉ định và trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, trọng tài viên sẽ không được trì hoãn thông báo những hoàn cảnh đã nêu cho các bên biết, trừ khi các bên đã được trọng tài viên này thông báo rồi.

- Trọng tài viên có thể bị từ chối chỉ khi có các trường hợp đem lại sự nghi ngờ xác đáng liên quan đến tính khách quan và độc lập của trọng tài viên này hoặc khi ông ta không có đủ phẩm chất như các bên đã thoả thuận. Một bên chỉ có thể từ chối trọng tài viên do mình chỉ định hoặc trong việc chỉ định trọng tài viên mà mình tham gia, chỉ vì những lý do mà bên đó biết sau khi việc chỉ định đã được thực hiện.

Điều 42 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 của Việt Nam quy định cụ thể hơn về trường hợp này như sau:

 Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;

- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

-  Có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan;

- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.

2. Thẩm quyền thay đổi Trọng tài viên

- Vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài:

+ Nếu hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do Chủ tịch của Trung tâm trọng tài quyết định.

+ Nếu hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định.

+ Trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định việc thay đổi Trọng tài viên. máy tính bảng.

- Vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết:

+ Việc đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. 

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Trọng tài viên hoặc của một trong hai bên thì Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp:

  • Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được;
  • Các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.

3. Thủ tục để thay đổi Trọng tài viên.

- Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết việc thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 42 Luật TTTM. Người có yêu cầu phải làm đơn khởi kiện bằng văn bản và trong đó nêu rõ trường hợp và lý do thay đổi Trọng tài viên.

- Trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phân công một Thẩm phán thực hiện thay đổi Trọng tài viên. Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho các bên liên quan về việc thụ lý đơn yêu cầu và Thẩm phán được phân công giải quyết công việc.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày được phân công, Thẩm phán xét đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên mà không phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu, không phải triệu tập các bên tranh chấp.

+ Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán căn cứ vào các quy định pháp luật, danh sách của Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để xem xét, quyết định Trọng tài viên có thuộc trường hợp bị thay đổi hay không.

+ Trường hợp yêu cầu thay đổi là có căn cứ thì tùy trường hợp mà Thẩm phán căn cứ quy định tương ứng để ra quyết định thay đổi Trọng tài viên.

+ Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi Trọng tài viên thì Thẩm phán sẽ ra quyết định bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày ra quyết định, Tòa án sẽ gửi quyết định cho các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài, Trọng tài viên, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trong trường hợp yêu cầu thay đổi trọng tài viên của đương sự là có căn cứ, thẩm phán ra quyết định thay đổi trọng tài viên. Quyết định này phải được gửi ngay cho các đương sự, trọng tài viên bị thay đổi, hội đồng trọng tài do các bên thành lập để các bên đương sự thực hiện việc lựa chọn trọng tài viên khác thay thế. Nếu không chấp nhận yêu cầu thay đổi trọng tài viên của đương sự thì thẩm phán phải trả lời bằng văn bản cho đương sự, trong đó nêu rõ lí do của việc không chấp nhận.

 

4. Thủ tục chỉ định Trọng tài viên.

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì Tòa án thực hiện thủ tục chỉ định Trọng tài viên khi có yêu cầu khi trong các trường hợp:

  • Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn: Khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà nguyên đơn có yêu cầu.
  • Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, khi hết thời hạn 30 ngày tính từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo mà các bị đơn vẫn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên. Khi đó nếu một hoặc các bên + có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
  • Hết thời hạn 15 ngày tính từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định mà các Trọng tài viên không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài cho các bên nếu một hoặc các bên có yêu cầu.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn vẫn  không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên.
  • - Trong thời hạn 7 ngày làm việc từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ phân công một Thẩm phán để chỉ định Trọng tài viên.
  • Sau đó Tòa án sẽ thông báo cho các bên tranh chấp, Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc được lựa chọn về việc thụ lý việc và Thẩm phán đã được phân công giải quyết vụ việc.
  • - Trong thời hạn 7 ngày làm việc từ ngày được phân công thì Thẩm phán xét đơn sẽ chỉ định Trọng tài viên mà không cần phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu, không cần triệu tập các bên.

    - Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán căn cứ vào tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên được quy định tại Điều 20,21 Luật TTTM 2010; danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định. Sau đó Tòa án sẽ ra quyết định chỉ định Trọng tài viên.

    - Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài, Trọng tài viên Trọng tài vụ việc.

  • 5. Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài

    Bên khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phải làm đơn khiếu nại. Trường hợp Hội đồng trọng tài không ban hành quyết định riêng về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì người yêu cầu phải cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài biết về việc Tòa án đang thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng.

Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!