Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

Mới đây, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

1. Tóm tắt nội dung Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT

1.1. Thuộc tính Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT

Thông tư mang số hiệu 13/2023/TT-BGDĐT, Thông tư được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn: Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Kể từ ngày 11/08/2023 Thông tư  13/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực, đồng nghĩa với đó các cơ quan, tổ chức như Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

1.2. Tải Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT

Tải nội dung Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT tại đây:

1.3. Phạm vi, đối tượng Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT

Phạm vi Thông tư được xác định dựa trên lĩnh vực, địa điểm và đối tượng thông tư quy định, cụ thể Thông tư này quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, bao gồm: mục đích, nguyên tắc của việc giám sát, đánh giá; nội dung, hoạt động, sử dụng kết quả giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiêu chuẩn, chu kỳ, quy trình đánh giá; tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với phạm vi nêu trên, Thông tư được áp dụng đối với những đối tượng sau:

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng ở Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục);

- Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non (sau đây gọi là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đối với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước sẽ chịu sự giám sát, quản lý, đánh giá theo quy định việc đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam thực hiện trên cơ sở kết quả giám sát hằng năm cùng các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

2. Nội dung Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành bao gồm 4 chương, 17 điều và kèm theo 4 Phụ lục, cụ thể:

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều 3. Mục đích của việc giám sát, đánh giá

Điều 4. Nguyên tắc giám sát, đánh giá

Chương II GIÁM SÁT TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 5. Nội dung giám sát

Điều 6. Hoạt động giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 7. Sử dụng kết quả giám sát

Chương III ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 8. Tiêu chuẩn đánh giá

Điều 9. Chu kỳ, quy trình đánh giá

Điều 10. Tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Điều 11. Đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 12. Các mức đánh giá đối với tiêu chí, tiêu chuẩn và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Điều 13. Sử dụng kết quả đánh giá

Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 15. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Điều 16. Cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng giáo dục

Điều 17. Hiệu lực thi hành

PHỤ LỤC I THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHỤ LỤC II MẪU ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHỤ LỤC III MẪU KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHỤ LỤC IV MẪU BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHỤ LỤC V MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

PHỤ LỤC VI MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Trong những nội dung nêu trên thì đáng chú ý đó là các tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức kiểm định trong nước đối vớ chất lượng giáo dục đại học như sau:

Đầu tiên, Tổ chức và quản lý cần phải đạt tiêu chuẩn, cụ thể: Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 6 tiêu chí, đơn cử như:

- Duy trì điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
 
- Xây dựng, ban hành văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm định viên nhằm bảo đảm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và không xung đột lợi ích với các bên liên quan.

- Hằng năm, có tham gia và đóng góp tích cực với Bộ GDĐT trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.

Thứ hai, đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục. Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 5 tiêu chí, đơn cử như:

- Giám đốc, Phó Giám đốc bảo đảm tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm quy định về số lượng, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên và được định kỳ đánh giá.

- Có kiểm định viên làm việc toàn thời gian tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài

Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị, theo đó để đạt được tiêu chuẩn về cơ sở, vật chất, trang thiết bị thì  tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 3 tiêu chí, đơn cử như:

- Bảo đảm và phát triển về cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình và sự phát triển của tổ chức.

- Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử để thực hiện công khai thông tin theo quy định;

Thứ tư, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 7 tiêu chí, đơn cử như:

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng, phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.

- Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, quản lý, nhân viên và kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

Thứ năm, công khai, minh bạch hoạt động để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 4 tiêu chí, đơn cử như:

- Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

- Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: cơ cấu tổ chức, danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc, kiểm định viên làm việc toàn thời gian, viên chức, người lao động, danh sách hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất;

- Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học các hoạt động đánh giá, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục;

- Công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thì những tổ chức sau sẽ có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi Thông tư, cụ thể: Cục Quản lý chất lượng; các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan phối hợp với Cục Quản lý chất lượng; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; cơ sở giáo dục được kiểm định chất lượng giáo dục

3. Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn văn bản nào?

Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT ban hành nhằm hướng dẫn Luật giáo dục 2019; Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018; Luật giáo dục đại học 2012

- Luật giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục;

- Luật giáo dục đại học 2012 quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

- Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Trên đây là những thông tin về Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Nếu cần hỗ trợ khách hàng có thể liên hệ qua tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ