1. Tóm tắt nội dung Thông tư 13/2023/TT-BGTVT
1.1. Thuộc tính của Thông tư
Thông tư 13/2023 mang số hiệu 13/2023/TT-BGTVT được Thứ trưởng Nguyên Xuân Sang ký thay Bộ trưởng ban hành vào ngày 30/06/2023 và hiệu hiệu lực vào ngày 01/09/2023 với mục đích nhằm sửa đổi Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định về vận tải đường thuỷ giữa Việt Nam - Camphuchia, trong đó sửa đổi quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải qua biên giới.
1.2. Tải Thông tư 13/2023/NĐ-CP
Tải Thông tư tại đây:
2. Nội dung của Thông tư 13/2023/NĐ-CP
Nghị định gồm 3 Điều chính, trong đó:
- Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản (Điều 3; khoản 1 Điều 4; Điều 5; Điều 7; Điều 8; khoản 1 Điều 9; khoản 2 Điều 11; ngoài ra còn thay thế phụ lục I, III, IV và thay thế một vài cụm từ) của Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT ban hành ngày 23/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thuỷ và thông tư 03/2013/TT-BGTVT 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT
- Điều 2 quy định hiệu lực thi hành của Thông tư, cụ thể Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2023
- Điều 3 quy định về các tổ chức thực hiện Thông tư nêu trên bao gồm Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các vụ thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường nội địa Việt Nam và các cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan
3. Điểm mới của nội dung Thông tư 13/2023/TT-BGTVT
Thông tư 13/2023/TT-BGTVT ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một vài điều khoản của những thông tư hướng dẫn về một số điều của hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Camphuchia về vận tải đường thuỷ. Chính vì điều đó, Thông tư 13/2023/TT-BGTVT có những điểm mới được thay đổi như sau:
Thứ nhất, về phạm vi hoạt động của phương tiện: theo đó Thông tư bổ sung thêm những hoạt động của phương tiện thuỷ không được coi là vận tải nội địa như đón khách, xếp hàng hoá tại cảng bến, cụm cảng hoặc dỡ hàng hoá, trả hành khách tại các cảng, bến, cụm cảng được quy định tại mục 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2012/TT-BGTVT. Tàu biển tham gia cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, y tế và kiểm dịch động thực vật theo thủ tục một điểm dừng;
Thứ hai, đối với giấy tờ của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách thì thuyền viên của phương tiện thuỷ có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền cấp; đối với thuyền viên tàu biển quá cảnh thì cần có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền cấp và sổ thuyền viên, ngoài ra Thông tư sửa đổi "bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp" thành "giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn"
Thứ ba, bổ sung thêm cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới và mở rộng về đối tượng cấp cụ thể Sở Giao thông vận tải không cần có sự uỷ quyền của Bộ Giao thông vẫn có thẩm quyền cấp giấy phép vận tải qua biên giới đối với nhóm 1,2 và Nhóm Đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT. Ngoài ra, Thông tư quy định thêm về trách nhiệm của Cục Đường thuỷ nội địa khi cấp Giấy phép vận tải cho phương tiện Nhóm 1 và nhóm Đặc biệt đó là cần phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện đăng ký. Ngược lại Sở Giao thông vận tải mà cấp phép cho Nhóm 1, 2 và Nhóm đặc biệt cũng phải có trách nhiệm thông báo cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam
Thứ tư, bổ sung thêm hình thức gửi hồ sơ: về phía tổ chức, cá nhân khi gửi hồ sơ cấp Giấy phép có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền; còn đối với cơ quan có thẩm quyền khi hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ sẽ diễn ra trong 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ hồ, khi kiểm tra mà hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép tỏng 3 ngày làm việc và gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính viễn thông hoặc qua hệ thống dịch vụ trực tuyến đén với tổ chức, cá nhân
Ngoài ra, Thông tư thay tế một vài cụm từ như thay cụm từ "vận tải thuỷ" thành cụm từ "vận tải đường thuỷ"; thay thế cụm từ "giấy phép vận tải thuỷ qua biên giới" thành cụm từ "giấy phép vận tải qua biên giới" ; thay thế cụm từ "Giấy phép vận tải thuỷ Campuchia - Việt Nam" thành cụm từ "Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam"
4. Thông tư 13/2023/TT-BGTVT ban hành sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn văn bản nào?
Thông tư 13/2023/TT-BGTVT ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2012/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 03/2013/TT-BGTVT. Phạm vi của 08/2012/TT-BGTVT ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thuỷ và đối tượng điều chỉnh ở đây là Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải thuỷ giữa Việt Nam và Campuchia và không áp dụng với Tàu của các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao của Chính phủ và tàu cứu nạn của Việt Nam và Campuchia; phương tiện gia dụng của những cư dân sống trong khu vực biên giới.
Với mục đích ban hành nhằm sửa đổi Thông tư 08/2012/TT-BGTVT chính vì vậy Thông tư ban hành nhằm mục đích hướng dẫn Điều ước quốc tế năm 08/2011/SL-LPQT ban hành ngày 17/12/2009 có hiệu lực vào ngày 20/01/2011 đến nay vẫn còn hiệu lực. Điều ước quốc tế nêu trên được ban hành bởi Chính phủ Hoàng gia Cam pu chia và Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều ước quốc tế được ký bởi Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng và Quốc vụ khanh Bộ Giao thông công chính Mom Sibon
Trong Điều ước quốc tế Việt Nam và Cam phu chia thông báo về Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thuỷ. Hiệp định có hai mục đích chính là thiết lập khung pháp lý cho việc thực hiện tự do giao thông thuỷ có hiệu quả trên Hệ thống sông Mê Công, qua đó để thực hiện Điều 9 của Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững lưu sông Mê Công ký tại Chiêng Rai, Thái Lan ngày 05/04/1995 và mục đích thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thông thuỷ quá cảnh và qua biên giới trên các tuyến đường thuỷ quy định.
Hiệp định điều chỉnh các hoạt động giao thông thuỷ trong phạm vi như sau:
- Được tư do giao thông thủ đối với mục đích vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới sẽ được áp dụng trên các tuyến đường thuỷ cụ thể: tàu của các bên ký kết và tài của quốc gia thứ ba; các hoạt động vận tải thuỷ nội địa và vận tải biển; các hoạt động vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới; các hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá;
- Được tự do giao thông thuỷ bao gồm quyền sử dụng các tuyến vào cảng, bến cảng và cụm cảng được nêu tại Phụ lục C;
- Mọi đối tượng được hưởng quyền tự do giao thông thuỷ đều được vận dụng trực tiếp và tuân theo những điều khoản trong Hiệp định;
- Ngoài ra, phạm vi của Hiệp định này không áp dụng với tàu của các tổ chức quốc tế, của các đoàn ngoại giao của Chính phủ và tàu cứu nạn của các bên ký kết, các đối tượng này sẽ được áp dụng những quy định thích hợp khác; phương tiện gia dụng của những cư dân sống trong khu vực biên giới, các tàu này sẽ được áp dụng với những quy định thích hợp khác bao hồm cả những quy định biên giới.
Trên đây là những thông tin về Thông 13/2023/TT-BGTVT Luật Hòa Nhựt muốn cung cấp cho khách hàng. Nếu cần hỗ trợ khách hàng hãy liên hệ qua tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Trân trọng!