1. Phiên điều trần được hiểu là như thế nào?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu điều trần là trình bày chi tiết trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bản hiến kế hoặc các ý kiến về vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội hoặc pháp lý cần được xử lí trong từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể với lời thỉnh cầu xem xét áp dụng.
Phiên điều trần là một trong những thủ tục rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần có giá trị tương tự như phiên toà xét xử của tố tụng thông tường trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính khác. Tuy nhiên, đối với phiên điều trần, chỉ có vụ việc cạnh tranh là đưa ra để biểu quyết theo đa số và giải quyết.
- Trước khi diễn ra phiên điều trần thì thư ký sẽ chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết để phục vụ khai mạc phiên điều trần, trong thời gian khai mạc thư ký sẽ phải phổ biến nội quy phiên điều trần cho những người tham gia nghe; báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiến điều trần đó.
- Trong suốt quá trình diễn ra phiên điều trần thì thư ký sẽ ghi lại toàn bộ diễn biến diễn ra phiên điều trần ghi chép và lưu trữ đầu đủ thành biên bản và bên cạnh đó sẽ thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định pháp luật tại Khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 xác định tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết tranh chấp và khiếu nại quyết định xử lý vụ việc liên quan đến cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh.
- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm có:
+ Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và có trách nhiệm giám sát và điều hành việc thực thi Luật Cạnh tranh.
+ Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là cơ quan xem xét và quyết định về khiếu nại liên quan đến việc vi phạm luật cạnh tranh. Hội đồng này đảm bảo tính công bằng trong việc giải quyết khiếu nại và xem xét các trường hợp cụ thể.
+ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ tiến hành điều tra về việc vi phạm luật cạnh tranh
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về người tiến hành tố tung cạnh tranh gồm có:
- Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và có trách nhiệm chịu trách nhiệm chung về việc thực thi Luật Cạnh tranh và quản lý cạnh tranh trong toàn quốc.;
- Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là người đứng đầu Hội đồng và có trách nhiệm chủ trì quá trình xử lý các trường hợp vi phạm luật cạnh tranh liên quan đến hạn chế cạnh tranh.;
- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế canh tranh là các chuyên gia và những người có kiến thức về cạnh tranh. Họ tham gia vào quá trình xem xét và quyết định về việc xử lý các trường hợp cụ thể.;
- Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là các chuyên gia và những người có kiến thức về cạnh tranh. Họ tham gia vào quá trình giải quyết các khiếu nại liên quan đến vi phạm luật cạnh tranh.;
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm chịu trách nhiệm về việc điều tra các vụ việc cạnh tranh, thu thập thông tin và chứng cứ liên quan.;
- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh tham gia vào việc thu thập thông tin và chứng cứ liên quan đến các vụ việc cạnh tranh và hỗ trợ trong quá trình điều tra;
- Thư ký phiên điều trần có nhiệm vụ ghi chép và lập biên bản của phiên điều trần, đảm bảo rằng quá trình tố tụng được ghi chép và lưu trữ một cách chính xác và đầy đủ.
Tại phiên điều trần trong quá trình tố tụng cạnh tranh người tham gia phiên điều trần (bên khiếu nại, bên bị kiện) có quyền trình bày ý kiến và tranh luận và đưa ra lập luận để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên trần phải được ghi vào biên bản.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký phiên điều trần
Một trong những người tiến hành tố tụng cạnh tranh không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy tắc trong quá trình tố tụng đó là thư ký phiên điều trần.
Thư ký phiên điều trần do Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ định trong số công chức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Như vậy thì nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần được quy định cụ thể như thế nào theo quy định Luật Cạnh tranh năm 2018?
Căn cứ pháp luật theo Điều 64 Luật Canh tranh 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019) thì nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần khi tiến hành tố tụng cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần bao gồm việc thu thập thông tin, chứng cứ, chuẩn bị các văn bản và tài liệu cần thiết cho phiên điều trần.
- Phổ biến nội quy phiên điều trần để đảm bảo tất cả các bên tham gia hiểu rõ quy trình và quy định của phiên điều trần. Nội quy này có thể bao gồm quy định về thời gian, thứ tự của phiên trần, và các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên..
- Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần Điều này đảm bảo rằng phiên điều trần diễn ra với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Ghi biên bản phiên điều trần thư ký phiên điều trần cần ghi chép chi tiết về những gì đã xảy ra trong phiên trần, bao gồm ý kiến, tranh luận, câu hỏi, và quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Biên bản này là tài liệu quan trọng cho việc xem xét sau phiên điều trần.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế canh tranh.
4. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục tổ chức phiên điều trần
Tổ chức phiên điều trần cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức phiên điều trần theo đúng quy định pháp luật, gồm các nội dung sau:
+ Phiên điều trần phải được tổ chức công khai và chỉ có thể tổ chức kín trong trường hợp nếu nội dung điều trần có liên quan bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh;
+ Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân khác liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần;
+ Trong phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi thể hiện vào biên bản.
+ Trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vắng mặt theo quy định.
+ Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế canh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
- Các vụ việc, cạnh tranh không phải đều được giải quyết thông qua phiên điều trần.
+ Theo quy định pháp luật, phiên điều trần áp dụng đối với những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh mới tổ chức giải quyết thông qua phiên điều trần.
+ Đối với những vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thẩm quyền thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết dựa trên kết luận điều tra chính thức sẽ không cần tổ chức phiên điều trần.
- Phiên điều trần không phải là một phiên toà:
+ Nhiệm vụ quyền hạn của những thành phần tham dự phiên điều trần không tương tự như đối với phiên toà của Tố tụng dân sự, hành chính, hình sự.
+ Thẩm phán không phải là những người cầm cân nảy mực ra quyết định mà quyết định do những thành viên của Hội đồng xử lý do hội đồng cạnh tranh thành lập ra.
- Trường hợp phiên điều trần hoãn:
+ Tại phiên điều trần, trong trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vu việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
Thời gian hoãn phiên điều trần không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
+ Trong trường hợp cần phải thay đổi người phiên dịch, người giám định tại phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần.
- Trường hợp gây rối tại phiên điều trần bị xử phạt về hành vi gây rối như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây rối tại phiên điều trần.
+ Ngoài ra, hành vi gây rối tại phiên điều trần có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi gây rối.
- Trình tự, thủ tục tổ chức một phiên điều trần tuân theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh như sau:
+ Chậm nhất là 15 ngày trước khi ngày kết thúc thời hạn quy định Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Thành phần tham gia phiên điều trần:
+ Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Bên khiếu nại
+ Bên bị điều tra
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên (bên khiếu nại, bên bị điều tra);
+ Thủ trường Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
+ Thư ký phiên điều trần;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!