Tiền phúng viếng trong đám tang, tiền nhà nước truy tặng có phải là di sản thừa kế không ?

Thưa lật sư, xin hỏi: Sau khi ông M chết, số tiền mọi người đến phúng viếng trong đám tang ông M thu được là 200.000.000 đồng. Khi khởi kiện vụ án thừa kế, các đương sự đề nghị xác định số tiền này là di sản thừa kế. Tòa án có chấp nhận không? Cảm ơn luật sư! (Người hỏi: Mạnh Hà - Tỉnh Bình Định)

1. Tiền phúng điếu, tiền nhà nước truy tặng có phải là di sản thừa kế

Căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định về di sản theo đó thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Và thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015

Như vậy thì di sản là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, và được xác định như sau:

- Tài sản riêng của người chết gồm phần tài sản của vợ, chồng có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,.. (đối với người có vợ, chồng) hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của một người (mà người đó không có vợ, chồng).

- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác gồm: Phần tài sản chung theo phần trong khối tài sản chung với vợ, chồng hoặc với người khác.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết bao gồm thời điểm chết sinh học hoặc chết về mặt pháp lý (theo quyết định của Tòa án nhân dân).

Như vậy thì chúng ta có thể xác định như sau đối với tiền phúng viếng và tiền do nhà nước truy tặng. 

- Với số tiền nhà nước truy tặng thì nếu người chết còn sống thì cũng sẽ hưởng được số tiền này cho nên nó là di sản thừa kế

- Với số tiền phúng điếu tại tang lễ thì không phải là di sản bởi vì tiền phúng điếu này là tài sản được hình thành sau thời điểm mở thừa kế. Do đó nó không phải là di sản nên không phân chia, mà các thành viên trong gia đình có thể tự thỏa thuận với nhau để chia số tiền này sao cho hợp lý với mong muốn của tất cả các thành viên trong gia đình. 

2. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Căn cư theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: 

- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu như người chết để lại di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ có trách nhiệm thực hiện nội dung trong bản di chúc, còn trong trường hợp mà người chết không để lại di chúc thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thì sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản mà người chết để lại. 

- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Người quản lý di sản có trách nhiệm là phải quản lý di sản đó cho đến khi di sản được chia theo quy định. Người quản lý di sản là do những người trong hàng thừa kế thỏa thuận và chọn ra người quản lý. 

- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy thì những người được hưởng di sản thừa kế thì họ sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại di sản tương ứng với phần tài sản mà họ được nhận. Không thể bắt những người hưởng di sản thực hiện nghĩa vụ tài sản vượt quá phần di sản mà họ được hưởng. 

- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

3. Người quản lý di sản và quyền,nghĩa vụ của người quản lý di sản. 

Tại Điều 616 và Điều 617 , 618 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người quản lý di sản và nghĩa vụ của người quản lý di sản cụ thể như sau:

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Còn đối với trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định  thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý

Về nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định như sau:

- Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

- Người quản lý di sản có trách nhiệm là sẽ báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế. Khi mà di sản thừa kế có những thay đổi về tình trạng của tài sản đó thì người quản lý di sản sẽ phải báo cho người thừa kế biết về vấn đề này. Tức là người quản lý di sản cần thông báo cho những người thừa kế về bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào liên quan đến di sản. Thông báo này phải được cung cấp đủ kịp thời để người thừa kế có thể hiểu và đưa ra các quyết định cần thiết.

- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại. Nếu như trong quá trình quản lý di sản mà người quản lý di sản có những hành vi làm ảnh hưởng và gây thiệt hại đến tài sản thì cần phải có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại đó được xác định từ nghĩa vụ mà người quản lý di sản có trách nhiệm là phải thực hiện. 

- Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. Bởi vì người quản lý di sản chỉ có trách nhiệm là quản lý phần di sản này

 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có nghĩa vụ sau đây:

- Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

- Thông báo về di sản cho những người thừa kế. Người đang chiếm hữu, sử dụng quản lý di sản thì có nghĩa vụ là phải thông báo về di sản cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu như mà không thông báo về di sản cho người thừa kế mà để lại những thiệt hại thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản sẽ phải thực hiện đền bù theo quy định. 

- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

- Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. Theo đó thì người mà đang chiếm hữu, sử dụng và quản lý di sản thì sẽ có trách nhiệm là giao lại di sản theo thỏa thuận của người đang chiếm hữu, sử dụng và quản lý di sản theo như quy định của người đang chiếm hữu.  

Về quyền của người quản lý di sản:  Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Về nghĩa vụ của người quản lý di sản: Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Công ty Luật Hòa Nhựt, một công ty uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, hân hạnh gửi đến quý khách hàng những lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành vì đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi.

Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích và chất lượng nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực pháp luật, chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng mọi yêu cầu và giải quyết mọi thách thức pháp lý mà quý khách đang đối diện.

Nếu quý khách hàng đang đối mặt với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy tự tin liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến với số hotline 1900.868644. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và tận tâm hỗ trợ quý khách hàng với mọi yêu cầu và thắc mắc.

Ngoài ra, để tiện lợi và nhanh chóng, quý khách cũng có thể gửi yêu cầu chi tiết qua email: luathoanhut.vn@gmail.com. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc của quý khách hàng một cách chính xác và kịp thời.

Chúng tôi hiểu rằng mỗi vấn đề pháp lý đều đòi hỏi sự tư vấn và giải pháp riêng biệt. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và định hướng pháp lý phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể của quý khách hàng.

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và lòng tin tưởng của quý khách hàng. Chúng tôi cam kết tiếp tục nỗ lực không ngừng, luôn nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng mọi nhu cầu pháp luật của quý khách hàng. Hãy để Công ty Luật Hòa Nhựt đồng hành và hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý để chúng ta cùng xây dựng môi trường hợp tác và phát triển bền vững.