1. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được xây dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 63/2014/NĐ-CP việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được dựa trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%, cụ thể như sau:
- Đối với gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 15%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 85% đến 90%;
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%;
- Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 20% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 80%;
- Xác định điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp đang xét = K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá đang xét
Trong đó:
+ Điểm kỹ thuật đang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
+ Điểm giá đang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
+ K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;
+ G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;
+ K + G = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.
2. Một số hạn chế của pháp luật trong đấu thầu
Hệ thống pháp luật về đầu thầu đã tạo ra khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ cho công tác đấu thầu. Vì vậy, công tác đấu thầu trong nước thời gian qua đã từng bước chuyển đổi theo hướng ngày càng công khai, minh bạch. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:
- Về hình thức lựa chọn nhà thầu còn tồn tại một số bất cập
Hiện nay, Luật đấu thầu 2013 vẫn cho phép đấu thầu chỉ định đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề hoặc gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình. Như vậy, khi thuộc trường hợp này, bên mời thầu có quyền chỉ định thầu.
Tuy nhiên, pháp luật không có giải pháp chống khép kín trong đấu thầu nên tồn tại hiện tượng thông thầu giữa các doanh nghiệp xây dựng và giữa bên mời thầu và bên dự thầu vấn tương đối phổ biến.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước
Việc lựa chọn nhà thầu trải qua rất nhiều gia đoạn, trong đó có giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu. Từ giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu đối với những hồ ớ không hợp lệ là một trong những căn cứ để loại đối tượng tham gia dự thầu. Đặc biệt đối với các công trình xây dựng cơ bản nguồn vốn xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cao.
Vì vậy, việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản.
3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
- Cần xây dựng giải pháp chống khép kín trong đấu thầu hạn chế tình trạng thông thầu
Như đã phân tích ở trên, để khắc phục hiện tượng thông thầu giữa các doanh nghiệp xây dựng, giữa bên mời thầu và bên dự thầu, nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong quá trình đấu thầu, pháp luật phải qui định giải pháp chống khép kín trong đấu thầu hạn để chế tình trạng thông thầu.
- Cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước
- Cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong một cách rõ ràng trong đấu thầu các dự án xây dựng cơ bản. Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội (ban hành luật), cơ quan của Chính phủ (hướng dẫn thi hành luật) với các địa phương trong việc thực hiện hoạt động đấu thầu đối với các dự án xây dựng cơ bản. Quy định trách nhiệm, quyền hạn các chế tài cần thiết xử lý các vi phạm đối với việc quản lý các dự án đầu tư.
4. Một số vấn đề trong đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp
- Trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp chưa đưa ra được các tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu dự thầu
+ Khi đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, việc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu là yêu cầu rất quan trọng do đặc thù sản phẩm được tạo ra bởi nhà thầu xây dựng là công trình xây dựng chưa có sẵn. Do vậy, Chủ đầu tư là người muốn có công trình chỉ có thể kỳ vọng vào chất lượng của sản phẩm đạt được trong tương lai thông qua việc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được chọn.
+ Tuy nhiên, khi đưa ra quy định về tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thì các tiêu chí đánh giá về năng lực, kinh nghiệm lại thường được gắn với pháp nhân dự thầu mà không xuất phát từ tính chất, yêu cầu của gói thầu để đưa ra các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu cần phải có để thực hiện gói thầu. Điều này dẫn đến kết quả là tình trạng kê khai hồ sơ đẹp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu của nhà thầu chỉ mang tính chất hình thức mà không phản ánh dược năng lực thật sự mà nhà thầu có thể huy động được để thực hiện gói thầu thi tập chép. Mặt khác đối với bên mời thầu là tình trạng kiểm tra mang tính chất hành chính đối với các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm khi đánh giá sơ bộ. Ví dụ như xem xét chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng bản chính, bản chụp của hồ sơ dự thầu...
- Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu xây lắp chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
+ Để đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu xây lắp, bên mời thầu phải tiến hành đánh giá mặt kỹ thuật của gói thầu bằng phương pháp chấm điểm và chỉ những nhà thầu có điểm đánh giá về kỹ thuật vượt ngưỡng điểm tối thiểu về kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu mới được xét tiếp về giá đánh giá.
+ Phương pháp đánh giá này có những hạn chế nhất định như: xem xét, đánh giá tách rời giữa mặt kỹ thuật của gói thầu với các nội dung hết sức quan trọng như tiến độ thực hiện, giá dự thầu… Sử dụng thang điểm để đánh giá trong đó chứa đựng những yếu tố chủ quan phụ thuộc vào năng lực và nhận thức của người ra đề bài lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu và của người chấm bài xét thầu. Như vậy, với phương pháp đánh giá này, có thể dẫn đến không có sự khác biệt giữa nhà thầu đạt được 90% mức điểm về kỹ thuật với nhà thầu chỉ đạt được 80% mức điểm yêu cầu về kỹ thuật hoặc ở giữa 80% và 70% mức điểm ở bước xem xét xác định giá đánh giá.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được xây dựa trên cơ sở nào? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!