1. Hiểu thế nào về trọng tài viên và trọng tài thương mại?
1.1. Khái niệm trọng tài viên
Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài được quy định tại Luật trọng tài thương mại trọng tài viên là những chuyên gia, học giả có kiến thức chuyên môn sâu rộng, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, khái niệm trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do thỏa thuận giữa các bên. Việc tiến hành xử lý các tranh chấp cần phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Những tranh chấp ở đây phát sinh từ các hoạt động thương mại. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó phải có ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Hoặc tranh chấp khác giữa các bên được quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản và linh hoạt. Nó tuân theo thỏa thuận giữa các bên giúp cho quá trình giải quyết những tranh chấp nhanh chóng. Trọng tài thương mại ở đây đóng vai trò như một cơ quan giải quyết các tranh chấp. Với cơ cấu tổ chức bao gồm: ban điều hành, ban thư ký cùng các trọng tài viên của trung tâm. Bộ máy của trung tâm trọng tài hoạt động đơn giản và gọn nhẹ.
1.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại có thể được dùng để thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án truyền thống. Người thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các bên được gọi là trọng tài viên. Họ có thể được người tham gia tranh chấp lựa chọn hoặc do Tòa án chỉ định. Với các đặc điểm cơ bản như sau:
- Là một tổ chức phi chính phủ
Trọng tài thường trực cũng chính là trung tâm trọng tài đóng vai trò là tổ chức phi chính phủ. Tổ chức này có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng.
Mặc dù là một tổ chức phi chính phủ nhưng những tổ chức này vẫn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Tuy nhiên, trung tâm trọng tài được thành lập từ một trọng tài viên chứ không phải do nhà nước thành lập. Đặc biệt, trung tâm trọng tài vẫn chịu sự quản lý từ nhà nước.Tổ chức này được nhà nước hỗ trợ ban hành các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài hoạt động độc lập và có tư cách pháp nhân. Tương ứng với mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân. Nó tồn tại độc lập và bình đẳng với những trung tâm trọng tài khác.
- Là sự kết hợp giữa thỏa thuận và tài phán
Trọng tài vụ việc được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Với mục đích giải quyết sự việc. Sau khi xảy ra tranh chấp được xử lý sẽ tự chấm dứt hợp đồng và không còn tồn tại nữa.
- Phán quyết Trọng tài là chung thẩm
Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Các bên bắt buộc phải thi hàng, tuyệt đối không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đó cũng chính là điểm khác biệt và là ưu điểm nổi trội của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với Tòa án truyền thống.
Hơn nữa, phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao. Vì vậy, các bên được toàn quyền chọn lựa trọng tài viên. Điều này giúp các bạn lựa chọn được trọng tài viên có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng để tham gia giải quyết tranh chấp.
- Các trung tâm trọng tài có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
Tổ chức và quản lý của trung tâm trọng tài hết sức gọn lẹ và đơn giản. Với sự góp mặt của ban điều hành, ban thư ký cùng các trọng tài viên. Trung tâm trọng tài hoạt động dựa theo sự điều hành của chủ tịch, phó chủ tịch và tổng thư ký. Để hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra suôn sẻ thì không thể nào thiếu sự góp mặt của các trọng tài viên. Họ sẽ được các bên chỉ động hoặc do trung tâm trọng tài lựa chọn.
2. Tiêu chuẩn để làm trọng tài viên
Trở thành Trọng tài viên là một hướng đi đầy tiềm năng đối với những người học luật. Vậy, tiêu chuẩn nào để trở thành trọng tài viên thương mại?
Điều 20, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các tiêu chuẩn của trọng tài viên như sau:
“Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu thứ hai cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.”
Tuy nhiên, đây chỉ là những điều kiện cần. Những người có đủ các điều kiện trên nhưng thuộc các trường hợp sau thì không được trở thành trọng tài viên:
“- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.”
Ngoài các điều kiện trên, trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn Luật Trọng tài thương mại đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Theo Điều lệ VIAC, điều kiện trở thành Trọng tài viên VIAC gồm:
1. Điều kiện chung
a) Tuổi từ 30 đến 70;
b) Tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ tám năm trở lên, trừ trường hợp chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm;
c) Cam kết giải quyết vụ kiện một cách độc lập, khách quan, công bằng và nhanh chóng;
d) Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của Trung tâm; nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của Trung tâm.
2. Điều kiện bổ sung
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 trên đây, cá nhân nộp đơn đề nghị xét kết nạp làm Trọng tài viên phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau đây:
a) Đã là Trọng tài viên trong ba vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài trước đó, hoặc
b) Có tên trong danh sách Trọng tài viên của một tổ chức trọng tài được công nhận trên thế giới và đã tham gia giải quyết ít nhất là một tranh chấp tại tổ chức này, hoặc
c) Có giới thiệu của hiệp hội nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc, hoặc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, hoặc
d) Được ít nhất một thành viên trong Ban điều hành Trung tâm giới thiệu.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo qui định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng Trọng tài. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)
4. Chỉ định thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc
Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước, nhân danh nhà nước ra các bản án quyết định buộc các đương sự phải thi hành. Tòa án là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền nhân danh quyền lực công xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính của mình Tòa án được quy định thêm chức năng hỗ trợ hoạt động trọng tài khi các bên tranh chấp yêu cầu. Nhân danh quyền lực nhà nước, Tòa án thực hiện vai trò hỗ trợ trọng tài giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp mà tòa án không thể tự tháo gỡ
Theo quy định pháp lệnh trọng tài , Tòa án hỗ trợ hoạt động trọng tài thông qua biện pháp sau:
Về nguyên tắc, bên nguyên đơn và bên bị đơn có quyền lựa chọn hoặc thành lập hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài chỉ có 1 trọng tài viên duy nhất để giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy nhiên đối với hình thức trọng tài vụ việc, nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên hoặc 2 trọng tài viên được chọn và chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ 3, hoặc các bên đương sự không chọn được trọng tài viên duy nhất thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên
Quy định này nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng tài, đồng thời đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vụ tranh chấp đã được các bên thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài, Tòa án không thụ lý giải quyết. Trong trường hợp này nếu vì lý do không thành lập được hội đồng trọng tài hoặc không chọn được trọng tài viên duy nhất mà tranh chấp đó không được giải quyết thì sẽ không được giải quyết tại Tòa án.
Vì thế, quyền lợi các bên tranh chấp không được đảm bảo, đặc biệt bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Do đó, hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài trong việc chỉ định, thay đổi trọng tài viên là hết sức cần thiết.
Tương tự như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên cần thay đổi theo yêu cầu của 1 bên do nhiều lý do như trọng tài viên có khả năng sẽ thiếu khách quan do quan hệ của trọng tài viên với 1 bên nào đó hoặc bởi sự liên hệ của người này với đối tượng của việc giải quyết tranh chấp hay có thể là các nhân tố không mong muốn:ốm đau, tai nạn…dẫn đến việc trọng tài viên không thể tiếp tục nhận nhiệm vụ của mình. Pháp lệnh quy định thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về các trọng tài viên còn lại của Hội đồng trọng tài.
Tuy nhiên trong 1 số trường hợp họ không quyết định được như trọng tài cần thay là chủ tịch Hội đồng trọng tài, 2 người còn lại không đồng ý, 1 người còn lại không đồng ý…lúc này tố tụng trọng tài bị gián đoạn và nếu không thể quyết định việc thay đổi trọng tài và bổ khuyết chỗ trống thì việc giải quyết tranh chấp không thể được tiến hành trong điều kiện thiếu trọng tài viên. Chính vì vậy, lúc này sự tham gia của Tòa án là 1 giải pháp tối ưu để khai thông tố tụng trọng tài.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!