1. Dưới 18 tuổi xâm phạm sở hữu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể như sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
Ngoài ra thì người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm về một số tội danh có liên quan đến xâm phạm sở hữu về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể là ở một số tội danh như là cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản và tội hủy hoại hoặc là cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định pháp luật. Do đó thì nếu như người từ đủ 14 đến dưới 16 thì chỉ bị xử lý ở tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật đưa ra.
Như vậy thì người chưa đủ 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp cụ thể là dưới 16 hay trên 16 tuổi.
2. Trường hợp người chưa đủ 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể về những nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó thì trong một số trường hợp thì người chưa đủ 18 tuổi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự như sau:
- Người dưới 18 tuổi phạm tội mà thuộc vào một trong các trường hợp ở dưới đây mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn những hậu quả và không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự thì sẽ được miễn rách nhiệm hình sự và chỉ áp dụng một trong các biện pháp như là khiển trách, hòa giải tạo cộng đồng, giáo dục tại xã phường, thị trấn
- Người phạm tội từ đủ 16 đến 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng và phạm tội nghiêm trọng trừ các tội danh như là cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cướp giật tài sản, tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và chiếm đoạt chất ma túy theo quy định
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 12 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên và chưa đủ 16 tuổi, trừ các tội vi phạm như là tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội mua bán người dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy, tội chiếm đoạt chất ma túy theo quy định của pháp luật.
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm và có vai trò tham gia không đáng kể trong vụ án.
Như vậy thì các cá nhân xâm phạm quyền sở hữu mà chưa đủ 18 tuổi thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nếu như họ có vai trò không đáng kể trong vụ án. Tuy nhiên thì nếu như họ đã từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà phạm tội các tội về xâm phạm sở hữu vẫn bị khởi tố như bình thường về tội cướp giật tài sản.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc đặc biệt từ phía hệ thống pháp luật và xã hội. Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự cho người vị thành niên:
- Nhân thân của người người phạm tội: Đó là tổng hợp các dấu hiệu cũng như đặc tính thể hiện lên bản chất xã hội của người vi phạm và những điều kiện bên ngoài tác động và ảnh hưởng đến việc cá nhân này có những hành vi phạm tội.
- Tính chất nguy hiểm cho xã hội: Cần đánh giá mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội của người vị thành niên gây ra cho xã hội. Một phần quan trọng là xác định liệu có cần thiết phải sử dụng hình phạt tù để ngăn chặn hành vi này hay không.
- Phòng ngừa tội phạm: Có thể cân nhắc các biện pháp giáo dục, tâm lý, hoặc cộng đồng để giúp người vị thành niên thay đổi hành vi và học từ kinh nghiệm của mình mà không cần phải sử dụng biện pháp hình sự nặng nề.
- Hệ thống pháp luật: Phải tuân theo các quy định pháp luật và chuẩn mực quốc tế về quyền lợi và bảo vệ của trẻ em. Nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật đặc biệt để xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự của người vị thành niên.
- Kiểm soát xã hội và tái hòa nhập: Quan trọng để đảm bảo rằng các biện pháp được thực hiện sẽ giúp người vị thành niên hòa nhập lại xã hội sau khi đã trải qua quá trình xử lý hình sự.
Trong nhiều trường hợp, các hệ thống pháp luật đều ưu tiên các biện pháp phòng ngừa và sửa chữa hơn là sử dụng hình phạt hình sự nặng nề đối với người vị thành niên. Điều này nhằm mục đích giáo dục và tái hòa nhập hơn là trừng phạt.
3. Xử lý hình sự đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu
Căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì có quy định về xử lý hình sự đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Cụ thể như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng được miễn trách nhiệm hình sự ngoại trừ phạm tội cướp giật tài sản. Vậy thì tại sao tội cướp giật tài sản cần phải xử lý nghiêm đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
- Quyết định xử lý nghiêm tội cướp giật tài sản của trẻ em dưới 18 tuổi có thể dựa trên một số lý do chủ quan và khách quan:
- Nguy hiểm cho xã hội: Hành vi cướp giật tài sản thường mang tính chất nguy hiểm và đe dọa đến sự an toàn của người dân và xã hội nói chung. Trong một số trường hợp, việc xử lý nghiêm có thể được coi là biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi nguy hiểm này. Như chúng ta có thể hiểu rằng cướp giật tài sản thì hành vi thực hiện phạm tội nguy hiểm hơn và có thể để lại hậu quả nặng nề hơn đối với xã hội cũng như là gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người cũng như cảnh quan của một đất nước. Cho nên cần xứ lý nghiêm những hành vi này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân khác và bảo vệ cuộc sống yên bình của một quốc gia.
- Nhận thức về tính chất tội ác: Xử lý nghiêm có thể gửi một thông điệp rõ ràng về tính chất nghiêm trọng của hành vi cướp giật tài sản. Điều này có thể đóng vai trò trong việc ngăn chặn các hành vi tương tự của những người khác, bao gồm cả trẻ em.
- Bảo vệ nạn nhân: Việc xử lý nghiêm có thể giúp bảo vệ nạn nhân và tạo ra một môi trường an toàn hơn cho cộng đồng. Nếu tội phạm không được đối phó một cách nghiêm túc, có thể tạo điều kiện cho sự lặp lại và làm tăng rủi ro cho nạn nhân và xã hội.
- Trách nhiệm cá nhân: Mặc dù trẻ em có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như môi trường gia đình, giáo dục, và tâm lý, nhưng việc xử lý nghiêm cũng có thể là cơ hội để trẻ nhận thức về trách nhiệm cá nhân và học từ hành động của mình.
Tuy nhiên, quyết định xử lý nghiêm trẻ em trong trường hợp cướp giật tài sản cũng cần được cân nhắc một cách cẩn thận để đảm bảo rằng quá trình xử lý phản ánh đầy đủ tình hình và cung cấp cơ hội cho sự sửa chữa và tái hòa nhập vào xã hội. Các biện pháp như giáo dục, tâm lý, và hỗ trợ xã hội có thể được ưu tiên để giúp trẻ em phát triển tính cách tích cực và ngăn chặn lặp lại tội lỗi.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu của người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu có thêm câu hỏi thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.868644 hoặc luathoanhut.vn@gmail.com.