1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Về quan niệm vị trí thống lĩnh, pháp luật của Cộng hoà Phăp đưa ra hai cách tiếp cận khác nhau (bổ sung cho nhau) là cách tiếp cận mang tính học thuyết và cách tiếp cận mang tính thực tiễn.
- Dưới góc độ lí thuyết, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có khả năng thoát khỏi cạnh tranh, không chịu sự ràng buộc của thị trường và đóng vai trò chủ đạo trên thị trường đó. Quan điểm này xuất phát từ suy luận rằng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bình thường luôn chịu sự chi phối bởi các quy luật thị trường. Với vị trí thống lĩnh, vị trí dộc quyền, doanh nghiệp có khả năng thoát khỏi sự ràng -buộc đó và tự làm luật trên thị trường mà chúng hoạt động.
- Dưới góc độ thực tiễn, người ta cho rằng có thể kết luận về sự tồn tại vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường cụ thể khi trên thị trường đó xuất hiện hành vi không thể có trong môi trường cạnh tranh thực sự. Cách tiếp cận này đưa ra sự so sánh giữa thị trường cạnh tranh giả định và một thị trường cụ thể đang xem xét. Lí luận của quan điểm này là một doanh nghiệp có hành vi lạm dụng chưa hẳn muốn lạm dụng, nhưng doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng chắc chắn phải có khả năng lạm dụng.
Dù cách diễn đạt có khác nhau, song hai quan niệm trên đều mô iả vị trí thống lĩnh thị trường là khả năng thực hiện những hành vi chi phối thị trường của những doanh nghiệp cụ thể. Khả năng đó không thể là kết quả của sự suy luận chủ quan mà phải dựa trên những phân tích từ một hành vi cụ thể có đối tượng tác động, có thể gây ra những hậu quả hạn chế cạnh ttanh trên thực tế.
Pháp luật cạnh tranh của Canada định nghĩa về vị trí thống lĩnh, VỊ trí độc quyền của doanh nghiệp từ quan niệm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, có vị trí độc quyền là doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Sức mạnh thị trường là khả năng định giá cao hon mức giá cậnh tranh mà vẫn có lợi nhuận trong khoảng thời gian đáng kể. Từ góc độ khác, sức mạnh thị trường còn được mô tả là khả năng duy trì giá của hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng, dịch vụ hậu mãi... của sản phẩm bị suy giảm. Với khái niệm trên, pháp luật cạnh tranh của Canada mô tả về vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp cụ thể hơn so với khái niệm mang tính học thuật trong các án lệ của Cộng hoà Pháp. Theo đó, vị trí thống lĩnh được xác định từ khả năng chi phối giá của thị trường bằng cách áp đật và duy trì giá bán sản phẩm cao hơn so với giá cạnh tranh.
Mặc dù có sự khác biệt trong câu chữ mô tả về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, song các khái niệm trên đều mang tính định tính. Do đó, pháp luật của Pháp và Canada không chú trọng đặt ra ngưỡng định lượng để xác định vị trí thống lĩnh và ưu tiên cách đánh giá đa tiêu chí và tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra kết luận. Các tiêu chí được sử dụng phải chứng minh được doanh nghiệp đang bị xem xét thực sự có khả năng chi phối thị trường, chi phối giá sản phẩm trên thị trường.
2. Các yếu tố được sử dụng để xác định vị trí thống lĩnh
Thị phần của doanh nghiệp; sự mất cân đối giữa các lực lượng trên thị trường, quy mô của các doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với các tập đoàn lớn trên thị trường; xu hướng thay đổi thị phần trên thị trường; các lợi thế khác mà doanh nghiệp đang nắm giữ như trình độ công nghệ, hiệu quả quản lí, giá trị thương hiệu; sự tồn tại và tác động của các rào cản ttên thị trường... Việc đánh giá các tiêu chí trên để xác định vị trí thống lĩnh cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia.
- Ở Pháp, các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh cho rằng trong các tiêu chí được sử dụng, không có tiêu chí nào có vai trò quyết định. Việc đánh giá tổng hợp các tiêu chí trên nếu cho thấy doanh nghiệp có khả năng thực hiện những hành vi không thể có trong môi trường cạnh tranh thực sự thì kết luận có vị trí thống lĩnh và ngược lại. Do đó, ủy ban cạnh tranh đã từng kết luận công ti Feudor không có vị trí thống lĩnh mặc dù chiếm tới 46% thị phần. Trong khi đó, cơ quan này lại cho rằng công ti Pont-à-Mousson có vị trí thống lĩnh trên thị trường cung cấp bảng chỉ dẫn giao thông bằng gang khi công ti này chỉ chiếm 20% thị phần.
- Tại Canada, trong chú thích số 2 của án lệ 32 C.P.R (3d) 1 liên quan đến Công ti NutraSweet (Công ti sản xuất đường hoá học có tên aspartame), Toà cạnh tranh Canada đã nhận xét:
“khả năng định giá cao hơn mức giá cạnh tranh là một cách tiếp cận dựa trên khái niệm được phép, cách tiếp cận này không phải là cách có thể áp dụng một cách dễ dàng mà thông thường phải xem xét tất cả những chỉ sổ của quyền lực thị trường như là thị phần và những rào cản cho việc gia nhập. Các yểu tổ cụ thể cần thiết để đánh giá việc kiểm soát sẽ thay đổi theo mỗi vụ việc”.
Trong đó, thị phần là nhân tố quan trọng nhất để xác định quyền lực thị trường. Pháp luật của quốc gia này không đặt ra một ngưỡng thị phần cụ thể để xác định vị trí thống lĩnh thị trường và họ chấp nhận quan điểm cho rằng, thì phần lớn là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xác lập vị trí thống lĩnh. Từ những án lệ, cơ quan cạnh tranh của Canada đã đưa ra một số nguyên tắc cho việc sử dụng thị phần làm căn cứ:
+ Mức thị phần thấp hơn 35% sẽ không có khả năng tạo ra quyền lực thị trường. Trong những vụ việc về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận doanh nghiệp bị điều tra có thị phần thấp hơn 35% thì họ sẽ chấm dứt vụ việc vì không tồn tại vị trí thống lĩnh;
+ Mức thị phần 35% trở lên sẽ được xem xét cùng với các yếu tố khác như rào cản gia nhập, tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường, các yếu tố khác như công nghệ, quyền lực đối kháng của khách hàng hoặc nhà cung cấp... Các yếu tố ngoài thị phần được xem xét nhằm chứng minh doanh nghiệp có thị phần trên 35% có khả năng chi phối giá thị trường không? Ví dụ, một doanh nghiệp có thị phần trên 35% nhưng đang phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác có thị phần tương đương hoặc lớn hơn. Doanh nghiệp này không thể tăng giá trên rriức cạnh tranh bởi khách hàng vẫn còn sự lựa chọn khác. Việc tăng giá sẽ làm doanh nghiệp mất lượng khách hàng lớn và giảm lợi nhuận.
Như vậy, dù sử dụng đa tiêu chí song pháp luật của Canada vẫn đặt yếu tố thị phần là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Việc xem xét các yếu tố khác chủ yếu nhằm chứng minh doanh nghiệp thực sự có khả năng chi phối giá trên thực tế hay không. Từ quan niệm ttên, cơ quan thực thi pháp luật có thể kết luận một doanh nghiệp có thị phần lớn không có vị trí thống lĩnh nếu những yếu tố khác cho thấy doanh nghiệp không thể chi phối giá thị trường vì sức ép cạnh tranh vẫn còn rất lớn. Ngược lại, một doanh nghiệp khác có thể có vị trí thống lĩnh với thị phần bằng ngưỡng tối thiểu (35%) nếu có sự tồn tại rào cản gia nhập thị trường hoặc tồn tại những yếu tố khác làm cho doanh nghiệp đó thực sự chi phối được giá hàng hoá, dịch vụ.
3. Định nghĩa về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp ở Việt Nam
Pháp Luật cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp mà chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh và các căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh. Theo Điều 24 Luật cạnh tranh, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh khi thuộc một trong những trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mờ rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kĩ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Như vậy, Luật cạnh tranh năm 2018 đã có sự tiệm cận với quy định của pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Luật không đưa thị phần là tiêu chí đầu tiên và duy nhất để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh mà bổ sung vào đó rất nhiều các yếu tố mang tính chất định tính để cơ quan cạnh tranh có thể xác định chính xác vị trí thống lĩnh trên thị trường của doanh nghiệp. Pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền được quyền sử dụng một, một số hoặc tất cả các căn cứ trên; có quyền đánh giá về mức độ của từng căn cứ để kết luận một doanh nghiệp cụ thể có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hay không trong từng vụ việc cụ thể. Các căn cứ được quy định trong Điều 26 Luật cạnh tranh cho thấy doanh nghiệp bị kết luận có vị trí thống lĩnh thị trường phải có năng lực thực tế để thực hĩện một hành vi gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Năng lực đó được chứng minh bằng năng lực tài chính của doanh nghiệp; khả năng chi phối mạng lưới phân phối, khả năng chi phối thị trường bằng trình độ công nghệ... Nói cách khác, sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp phải thực tế mà không thể là suy đoán. Quy định về vị trí thống lĩnh trong trường hợp này đã mở rộng phạm vi của khái niệm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với những doanh nghiệp dù chưa tích lũy đủ thị phần theo yêu cầu nhưng do những sức mạnh khạc từ bên ngoài hay tiềm tàng bên trong đã giúp cho doanh nghiệp có thể thao túng thị trường.
Trường hợp thứ hai, một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Trong trường hợp này, pháp luật đã hoàn toàn dựa vào thị phần để xác định vị trí thống lĩnh thị trường. Khoản 5 Điều 10 Luật cạnh tranh quy định: “Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
- Tỉ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
- Tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
- Tỉ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
- Tỉ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm”.
Nếu xem xét từ góc độ lí thuyết, pháp Luật cạnh tranh Việt Nam cũng có quan điểm về vị trí thống lĩnh thị trường giống các quốc gia khác là khả năng của doanh nghiệp có thể chi phối giá, chi phối các yếu tố cơ bản của thị trường. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam vẫn sử dụng tiêu chí thị phần để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, bởi đây là tiêu chí mang tính chất định lượng, dễ xác định. Theo đó, một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mặc nhiên là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Cơ quan có thẩm quyền không cần chứng minh về khả năng chi phối giá hay khả năng thực hiện các hành vi chi phối thị trường trên thực tế của doanh nghiệp. Có thể hiểu, nếu như cơ quan cạnh tranh không thể tự mình xác định được các yếu tố mang tính chất định tính về sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp thì có thể sử dụng tiêu chí mang tính định lượng là thị phần của doanh nghiệp. Quy định này cũng phù họp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi hệ thống pháp luật vẫn chủ yếu là pháp luật thành văn
Trường hợp thứ ba, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Theo khoản 2 Điều 24 Luật cạnh tranh, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi thoả mãn đủ hai điều kiện sau:
- Các doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc tổng thị phần của nhóm doanh nghiệp đạt các mức sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên ưên thị trường liên quan; Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. Trong đó, không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
4. Các nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Một là các quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường được đặt ra từ thực tế của thị trường. Theo đó, trên thị trường xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng giữa chúng không có thoả thuận hoặc không đủ băng chứng đê kêt luận giữa chúng có thoả thuận. Cơ quan có thẩm quyền không thể sử dụng các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh để xử lí các doanh nghiệp vì khuyết điều kiện có sự thống nhất ý chí giữa các (|oanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không xử lí thì hành vi của các doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả hạn chế cạnh tranh khó khắc phục được. Trong tình huống này, nhà nước bị đặt vào tình ttạng xung đột giữa căn cứ xử lí hành vi và bảo vệ thị trường cạnh tranh. Do không đủ căn cứ để khẳng định các doanh nghiệp đã tham gia vào một thoả thuận hạn chế cạnh tranh nên nhà nước không thể xử lí họ. Neu không xử lí thì ị hành vi của các doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả không lường trước được đối với thị trường. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh đã đưa ra khái niệm nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường để giải quyết vấn đề ttên. Như vậy, quy định về nhóm doanh nghiệp thống lĩnh được đặt ra để giải quyết tình ttạng một số doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng khôhg có căn cứ để kết luận giữa họ có sự thoả thuận.
Hai là điều kiện về việc thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh ưanh là cơ sở để gom các doanh nghiệp độc lập thành một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, khi các doanh nghiệp chưa có hành vi hạn chế cạnh tranh thì chúng vẫn còn tồn tại độc lập với tư cách là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường liên quan. Chúng ta không thể chỉ định một số doanh nghiệp nào đó có tổng thị phần 50%, 65%, 75% hoặc 85% ữên thị trường và khẳng định chúng là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh khi chưa thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh. Việc chúng cùng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có thoả thuận lằ điều kiện cần để hình thành một nhóm doanh nghiệp theo quan điểm của luật cạnh tranh.
Ba là điều kiện đủ để hình thành nhóm doanh nghiệp thống lĩnh là tổng thị phần của hai doanh nghiệp là từ 50% trở lên, ba doanh nghiệp là 65% trở lên; bôn doanh nghiệp là 75% trở lên trên thị trường liên quan và năm doanh nghiệp trở lên trên thị trường liên quan là từ 85% trở lên. Điều kiện này phải được hiểu là khi có hai doanh nghiệp cùng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, hai doanh nghiệp đó sẽ là nhóm doanh nghiệp thống lĩnh khi tổng thị phần ở mức ít nhất là 50% trên thị trường. Điều kiện này được hiểu tương tự với các nhóm doanh nghiệp còn lại. Dưới góc độ kinh tế, khi thị trường có một số lượng doanh nghiệp đáng kể (từ 5 trở lên) cùng tham gia sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ thì đã đủ để hình thành cơ cấu thị trường có tính cạnh tranh.(1) Kinh nghiệm của các nước cho thấy, pháp luật của họ đều quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tối đa là 4 doanh nghiệp cùng hành động để hạn chế cạnh tranh/Như vậy, Luật cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế. Theo đó, Luật cạnh tranh năm 2018 quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có thể có từ 05 doanh nghiệp trở lên trên thị trường. Luật cạnh tranh năm 2018 cũng bỏ ngỏ không giới hạn số lượng doanh nghiệp tối đa trong nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Thay vào đó là quy định giới hạn các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường phải có thị phần từ 10% trở lên trên thị trường liên quan.
Tóm lại, quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đơn giản là giải pháp pháp lí để đối phó với những hành vi hạn chế cạnh tranh do một nhóm không đáng kể doanh nghiệp thực hiện trên thực tế mà nhà nước và pháp luật không thể xứ lí theo các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp này, việc gom các doanh nghiệp thành nhóm và khẳng định chúng có vị trí thống lĩnh thị trường hoàn toàn do ý chí của nhà nước áp đặt từ việc các doanh nghiệp thực hiện cùng một hành vi gây ra hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của DN. Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam nói chung nằm trong tay Nhà nước và bản thân mỗi DN. Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh mới cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
Đối với Nhà nước
Để giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với DN. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho DN, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; Ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho DN; Cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt điểm số trung bình của ASEAN 4. Đồng thời, không ngừng cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghiên cứu nội dung của các FTA thế hệ mới cải cách thể chế tạo dựng môi trường, chính sách kinh tế phù hợp với dung của các hiệp định này.
Để các DN dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có sự hài hòa lợi ích của 3 nhân tố là tổ chức tín dụng, DN và cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay, nhất là đối với DNNVV nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; Tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục-đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... cho DN.
Chính sách của Nhà nước cần tạo ra các thể chế phù hợp, phát triển thị trường khoa học-công nghệ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho DN, trang bị học vấn ở trình độ, tri thức cơ bản cho các chủ DN, giám đốc, cán bộ quản lý DN và người lao động. Tạo môi trường khuyến khích, hình thành, phát triển liên kết DN; tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc, chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển xuất khẩu về lâu dài.
Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ DN thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như: dệt may, kim loại chế tạo, ô tô cơ cấu lại nguồn nguyên liệu, vật liệu, linh phụ kiện; Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu; Phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới…
Đối với doanh nghiệp
Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là ở bản thân mỗi DN. Do vậy, DN phải chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát triển.
Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. DN cần phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
Mỗi DN tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…
Đồng thời, DN cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!