1. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau:
- Xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều trá bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
Thời hạn xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết hiận điều tra bổ sung;
- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
2. Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau:
- Xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
Thời hạn xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong trường hợp điều tra bổ sung là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung;
- Đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
3. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra qùyết định thành lập Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lị vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung trong trường họp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh.
+ Trước khi ra quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn 60 ngày kể trên (từ ngày Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung), Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.
Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lí vụ việc cạnh tranh theo quy định.
Những người tham gia phiên điều trần, bao gồm:
- Thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
- Thư kí phiên điều trần;
- Bên khiếu nại;
- Bên bị điều tra;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tta;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản.
+ Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
4. Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh
+ Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, hiệu lực của quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh. Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh có các nội dung chủ yếu sau:
- Tóm tắt nội dung vụ việc;
- Phân tích vụ việc;
- Kết luận xử lí vụ việc.
Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh được tống đạt cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kí.
Việc tống đạt quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện;
- Qua người thứ ba được ủy quyền.
Trường hợp không tổng đạt được theo một trong các phương thức nêu trên thì quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu nại (30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh), trừ trường hợp Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh (theo khoản 2 Điều 99 của Luật cạnh tranh năm 2018).
+ Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được luật sư tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Trân trọng./.