5 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung từ năm 2025 (Dự thảo Luật BHXH)?

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: 5 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung từ năm 2025 (Dự thảo Luật BHXH)? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết về vấn đề này nhé.

1. 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được bổ sung từ năm 2025 tại Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội

Vào ngày 10/10/2023 thì Chính phủ đã trình Quốc hội tờ trình số 527/TTr - CP để thảo luận về việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Tờ trình này đánh dấu một bước quan trọng trong việc cải thiện hệ thống bảo hiểm xã hội của quốc gia.

Trong tờ trình 527/TTr - Cp thì Chính phủ đã đề cập đến việc mở rộng phạm vi tham gia bắt buộc vào hệ thống bảo hiểm xã hội đặc biệt là Điều 3 của dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Lý do cho việc này bắt nguồn từ Nghị quyết 28 - NQ/ TW năm 2018 trong đó thì được đề cập đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Điều này bao gồm việc rà soát và mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh người quản lý doanh nghiệp người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.

Một ví dụ cụ thể trong Tờ trình là việc xem xét và điều chỉnh quy định về hộ kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai nhóm hộ kinh doanh: nhóm hộ kinh doanh phải đăng ký và nhóm hộ không phải đăng ký. Nhóm hộ không phải đăng ký thường hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định và có thu nhập thấp. Theo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì gần hai triệu hộ kinh doanh trong tổng số trên năm triệu hộ kinh doanh sẽ được bao gồm trong đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ngoài ra thì dự án cũng đề cập đến người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, nơi mà hiện nay thì chỉ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mới được yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tình hình này được sửa đổi trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi để bao gồm cả người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi của họ.

Ngoài ra thì việc điều chỉnh quy định liên quan đến người quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã không hưởng lương cũng được đề cập trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ áp dụng BHXH bắt buộc đối với những người quản lý doanh nghiệp và người quản lý hợp tác xã có tiền lương và chưa quy định tham gia BHXH bắt buộc đối với những người quản lý không hưởng tiền lương. Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất sửa đổi điều này để bao gồm cả những người quản lý không hưởng lương vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo rằng họ cũng được bảo vệ trong trường hợp cần thiết.

Tóm lại thì dự án Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang xem xét việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với nhiều nhóm đối tượng khác nhau nhằm tạo ra một hệ thống Bảo hiểm xã hội toàn diện hơn và đảm bảo rằng nhiều người dân hơn có quyền được bảo vệ trong trường hợp khó khăn.

Dự thảo luật BHXh sửa đổi quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với:

- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh)

- NGười hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt)

- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tiên gọi khác những nội dung thể hiện về việc làm có trả công tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội theo Luật Dự thảo bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội thì các chế độ bảo hiểm xã hội được đề ra rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân một cách toàn diện. Các chế độ bảo hiểm xã hội này gồm những khoản sau đây:

- Trợ cấp hưu trí xã hội: một chế độ quan trọng để hỗ trợ cho người lao động khi họ về hưu và không còn làm việc.

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: bao gồm các chế độ sau đây:

+ Ốm đau: Nhằm đảm bảo hỗ trợ tài chính cho người lao động trong trường hợp mắc các bệnh tật.

+ Thai sản: Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ mang thai và sau sinh.

+ Hưu trí: cho phép người lao động hưởng mức trợ cấp về hưu.

+ Tử tuất: Nhằm đảm bảo sự hỗ trợ cho gia đình người lao động trong trường hợp khi họ qua đời.

+ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Tuân theo quy định của Luật an toàn và vệ sinh lao động nhằm bảo vệ lao động khỏi rủi ro trong môi trường làm việc.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Gồm các chế độ sau đây:

+ Chế độ thai sản: Đặc biệt cho những người có mong muốn bảo vệ quyền lợi của mình trong thời kỳ mang thai.

+ Chế độ hưu trí: Cho phép cho người lao động tự nguyện tham gia để có mức trợ cấp khi người lao động về hưu.

+ Chế độ tử tuất: Nhằm bảo vệ quyền lợi cho gia đình của người tham gia trong trường hợp người tham gia qua đời.

+ Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động: Theo quy định của Luật An toàn  và vệ sinh lao động năm 2015 thì nhằm đảm bảo an toàn và hỗ trợ người tham gia trong trường hợp bị tai nạn lao động.

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Chính phủ nhằm quy định về các chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm cung cấp sự hỗ trợ tài chính đặc biệt cho những người có nhu cầu và theo tiêu chuẩn cụ thể được đề ra.

3. Những phương án Chính phủ đề xuất về việc rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong dự thảo Luật bảo hiểm xã hội thì Chính phủ đã đề xuất hai phương án về việc rút bảo hiểm xã hội một lần như sau:

- Phương án 1: Theo phương án này thì sau một thời gian không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong vòng 12 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì người lao động sẽ có quyền rút bảo hiểm xã hội một lần. Đây là một lựa chọn giúp người lao động có tài chính dự phòng trong trường hợp cần thiết.

- Phương án 2: Trong phương án này thì người lao động cũng sẽ được phép rút bảo hiểm xã hội sau 12 tháng không tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm. Tuy nhiên thì khác với phương án 1 nếu người lao động yêu cầu rút bảo hiểm xã hội thì họ sẽ được giải quyết một phần những tối đa không quá 50 % tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Phần còn lại của thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia  và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khác.

Những phương án này đề xuất bởi Chính phủ đang trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận về cải cách bảo hiểm xã hội và Quốc hội sẽ phải quyết định về chúng dựa tên ý kiến của các bên liên quan và quyền lợi của người lao động.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: 5 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được bổ sung từ năm 2025 (Dự thảo Luật BHXH). Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết.