Chi nhánh có được chọn đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ không?

Theo quy định mới tại Quyết định 888/QĐ-BHXH các chi nhánh doanh nghiệp sẽ được lựa chọn phương thức đóng theo địa bàn chi nhánh hoạt động hoặc đóng tại công ty mẹ.

1. Chi nhánh có được chọn đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định phương thức đóng của người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

Loading...

Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

- Đóng hằng tháng

+ Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

- Đóng theo địa bàn

+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

+ Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.

Như vậy theo Quyết định 888/QĐ-BHXH thì chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ. Quy định mới này đã bổ sung thêm trường hợp chi nhánh có thể đóng tại Công ty mẹ so với quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Loading...

Theo đó, Quyết định mới cho phép chi nhánh của doanh nghiệp được lựa chọn việc đóng BHXH tại địa bàn nơi có chi nhánh hoặc đóng tại Công ty mẹ.

2. Văn phòng đại điện đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về địa bàn đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh

- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.

Như vậy, về nguyên tắc thì người lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và những người lao động làm việc tại chi nhánh thì có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tại nơi đặt chi nhánh hoặc tại trụ sở chính của công ty mẹ. Tuy nhiên, với văn phòng đại diện của công ty thì việc đóng BHXH phải được tiến hành đóng tại trụ sở chính của công ty mẹ có văn phòng đại diện và không được phép đóng BHXH tại địa điểm đặt văn phòng đại diện.

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu của văn phòng đại diện được tiến hành như sau:

Loading...

- Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu: Đối với doanh nghiệp:

- Tờ khai đơn vị tham gia BHXH

- Danh sách lao động tham gia BHXH cả ở trụ sở chính và ở văn phòng đại diện của đơn vị đó

- Bảng kê thông tin

- Hợp đồng lao động

- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư của người lao động

Trình tự, thủ tục tiến hành đăng ký bảo hiểm:

+ Chuẩn bị hồ sơ như nêu trên, đặc biệt là các giấy tờ cần thiết như: hợp đồng lao động, chứng minh thư của người lao động, sổ hộ khẩu,... làm căn cứ để điền vào các biểu mẫu.

+ Doanh nghiệp tiến hành việc xin cấp mã đơn vị tham gia BHXH để thực hiện các thủ tục như: báo tăng/giảm lao động; hồ sơ truy thu… cho các lần tiếp theo. Trong vòng 7 ngày thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã đơn vị

recommended by

CREATIVE STAMP

Celebrate The Holidays With Forever Stamps!

100 pack Only $19.98! (usually $63)

LEARN MORE

+ Sau khi được cấp mã đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị và điền các thông tin của người lao động vào biểu mẫu để thực hiện thủ tục báo tăng lao động

+ Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ và cấp số BHXH không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.

3. Các phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Loading...

- Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Loading...

Như vậy, đóng BHXH bắt buộc được thực hiện thông qua phương thức đóng 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chi nhánh có được chọn đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!