Chi phí trong giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh từ 2024?

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Chi phí trong giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh từ 2024? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết nội dung này nhé.

1. Chi phí trong giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh từ năm 2024

Tính từ ngày 01/01/2024 thì các quy định theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ chính thức có hiệu lực và áp dụng cho toàn bộ hệ thống dịch vụ y tế. Điều này đồng nghĩa với việc từ năm 2024 một số điều chỉnh quan trọng sẽ được áp dụng đối với chi phí liên quan đến việc khám bệnh chữa bệnh.

Theo như quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 giá thành toán bộ dịch vụ khám bệnh chữa bệnh sẽ bao gồm một loạt các chi phí để nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế. Bao gồm một trong những chi phí sau:

- Chi phí nhân công gồm tiền lương và các khoản đóng góp theo lương cũng như các phụ cấp khác theo quy định nhằm phản ánh đúng giá trị lao động trong lĩnh vực y tế.

- Chi phí trực tiếp bao gồm các khoản phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu cũng như các chi phí khác trực tiếp liên quan đến việc khám bệnh chữa bệnh như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ , nhiên liệu và năng lượng.

- Chi phí khấu hao thiết bị y tế và tài sản cố định nhằm thể hiện chi phí tái tạo và duy trì các công cụ y tế cần thiết cho quá trình chăm sóc sức khỏe.

- Chi phí quản lý bao gồm các chi phí duy trì, bảo dưỡng thiết bị y tế và tài sản cố định cũng như các chi phí khác như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí đào tạo, chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin và các chi phí quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, lãi vat (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh chữa bệnh. Điều này nhằm mục đích tăng cường quản lý và chất lượng trong lĩnh vực y tế đồng thời nhằm đảm bảo rằng các chi phí phát sinh được tính toán một cách công bằng và minh bạch.

Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh đóng một vai trò quan trọng và không thể phù nhận là một trong ba yếu tố chính tác động đến giá dịch vụ y tế. Nó tồn tại như một phần của cấu trúc giá cả tổng thể cùng với nhiều yếu tố tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện rằng việc đặt giá cho dịch vụ y tế không chỉ đơn giản là một quá trình tính toán giá thành mà còn liên quan đến các yếu tố phức tạp khác như chi phí quản lý, chi phí nhân công và các yếu tố liên quan đến chất lượng cung cấp dịch vụ.

Khi xem xét giá thành toàn bộ cần phải xem xét chi tiết và minh bạch từng thành phần đề đảm bảo rằng chi phí được phản ánh đúng giá trị thực tế của dịch vụ y tế. Nó không chỉ là một con số trên bảng tính mà còn là kết quả của sự đầu tư và quản lý hiệu quả trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa thì giá thành toàn bộ cùng thể hiện cam kết đối với chất lượng và an toàn của dịch vụ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bệnh nhân.

Qua đó việc đặt giá dịch vụ y tế trở thành một thách thức đa chiều đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố kinh tế, pháp lý và đặc biệt là sự hiểu rõ về mong đợi và nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các tổ chức y tế cần đưa ra chiến lược toàn viện không chỉ để duy trì sự ổn định tài chính mà còn để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra giá trị thực sự cho cộng đồng.

2. Chính sách mới của nhà nước về việc khám bệnh chữa bệnh 2024

Tại Điều 4 của Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 các quy định về chính sách khám bệnh chữa bệnh của Nhà nước 2024 được quy định như sau:

- Nhà nước đảm bảo vai trò quản lý chủ đạo trong việc phát triển hoạt động khám bệnh chữa bệnh và đồng thời huy động một loạt các nguồn lực xã hội để thúc đẩy các hoạt động này.

- Ưu tiên quyết định về ngân sách nhà nước sẽ được đặt vào các mục sau:

+ Mở rộng và nâng cấp cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong hệ thống y tế cơ sở bao gồm cả hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư vào cơ sở khám bệnh chữa bệnh tại các khu vực đặc biệt như biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các vùng đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế -xã hội và đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường khám bệnh chữa bệnh đối với người có công cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường phát triển nguồn lực y tế.

+ Khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh.

- Khuyến khích sự hợp tác giữa công và tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh. Các cơ sở khám bệnh chữa bận được hỗ trợ tín dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ và sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại đầu tư vào phát triển cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

- Đầu tư vào cớ sở khám bệnh chữa bệnh tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư theo danh mục ngành nghề được ưu đãi đầu tư.

- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh thuộc sở hữu của nhà nước.

- Thiết lập chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề y tế.

- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý quản trị trong bệnh viện.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh chữa bệnh.

- Kế thừa và phát huy giá trị của y học cổ truyền kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

3. Các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh

Giá thành toàn bộ của dịch vụ bao gồm một loạt các yếu tố chi phí đa dạng và phức tạp. Trong đó thì chi phí nhân công chiếm một phần quan trọng bao gồm các khoản tiền lương, tiền công phụ cấp chi phí thuê chuyên gia và thu nhập bình quân tăng thêm. Ngoài ra thì các chi phí trực tiếp cũng đóng vai trò quan trọng từ chi phí vật tư như thuốc, hóa chất, máu đến các chi phí vận hành như điện, nước, xử lý chất thải và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Việc tính toán giá thành cũng phải bao gồm chi phí khấu háo của thiết bị y tế và tài sản cố định cũng như chi phí quản lý gồm duy tu và bảo dưỡng thiết bị y tế đào tạo nhân sự, nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin. Tất cả những yếu tố này đóng góp vào việc hình thành một số tổng cộng đầy đủ và chính xác về chi phí cung cấp dịch vụ y tế.

Nếu có tích lũy hoặc lợi nhuận này không nên vượt quá 10% tổng chi phí cấu thành giá để đảm bảo tính ổn định và bền vững của hệ thống tài chính. Ngoài ra, các nghĩa vụ tài chính như các khoản phí, lệ phí, thuê, thuế sử dụng đất hoặc chi phí thuê đất cũng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét và tính toán một cách cẩn thận để đảm bảo tuân thủ các quy định và bảo đảm sự ổn định tài chính của tổ chức.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Chi phí trong giá thành toàn bộ của dịch vụ khám chữa bệnh 2024. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã đón đọc chi tiết bài viết.