Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất năm 2024

Lao động nữ sinh con phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ thai sản ? Mức hưởng và chế độ thai sản được quy định như thế nào ? Luật sư của Công ty Luật Hòa Nhựt tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất?

Xin chào công ty Luật Hòa Nhựt, tôi có yêu cầu mong công ty tư vấn giúp tôi như sau: Vợ tôi dự sinh vào ngày 18/09/2021. Vợ tôi có tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2017 đến nay, được công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ đúng quy định. Vợ tôi dự định nghỉ sinh hết tháng 8 này.

Vậy cho hỏi: vợ tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Hồ sơ gồm những gì?

Kính mong quý công ty tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật Lao động về chế độ thai sản, gọi: 1900.868644

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."

và Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:

"1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định."

Do vậy, vợ của bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, vợ bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp thứ hai, vợ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, vợ bạn dự sinh vào ngày 18/9/2021, và vợ bạn dự định hết tháng 08/2021 sẽ nghỉ việc nên khoảng thời gian từ tháng 09/2021 công ty cũng như vợ bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con của vợ bạn sẽ được tính từ tháng 09/2020 đến hết tháng 08/2021.

Theo như thông tin bạn cung cấp, vợ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 2017 đến nay, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Vì vậy, vợ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Về thủ tục hưởng chế độ thai sản gồm:

- Tờ khai hưởng bảo hiểm thai sản (theo mẫu);

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

Về thời gian hưởng bảo hiểm thai sản: đối với người lao động thì thời hạn nộp chậm nhất là trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc thì phải nộp hồ sơ cho công ty để công ty nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết.

2. Chế độ thai sản cho người lao động nam đóng BHXH mà có vợ sinh con?

Thưa luật sư, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội; chế độ này được chi trả cho cả lao động nữ và lao động nam khi có vợ sinh con. Tôi chưa rõ về việc lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con ?

Mong Luật sư nói rõ hơn về vấn đề này. Cảm ơn!

Luật sư tư vấn thủ tục hưởng thai sản trực tuyến, gọi ngay1900.868644

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn cụ thể như sau:

"a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con."

Về thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

+ Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Về mức hưởng chế độ thai sản:

- Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng BHXH /24 ngày x số ngày nghỉ.

- Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

3. Chính sách bảo hiểm thai sản mà lao động nữ được nhận?

Trả lời:

Kể từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Thứ nhất. TIỀN TRỢ CẤP THAI SẢN

Lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần MỨC LƯƠNG CƠ SỞ tại THÁNG SINH CON. (Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở).

Thứ 2. TIỀN DƯỠNG SỨC SAU SINH

Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường hợp khác.
Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% MỨC LƯƠNG CƠ SỞ.

Lưu ý: Như vậy tiền trợ cấp thai sản và tiền dưỡng sức sau sinh phụ thuộc vào MỨC LƯƠNG CƠ SỞ mà pháp luật quy định.

Thứ 3. TIỀN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tháng. Mỗi tháng nghỉ được hưởng 100% MỨC BÌNH QUÂN TIỀN LƯƠNG tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ sinh. Có nghĩa là lương cơ sở có tăng hay giảm thì cũng không ảnh hưởng đến tiền thai sản bạn được nhận mà phụ thuộc vào lương mà bạn dùng để tham gia bảo hiểm xã hội.

Nếu đi làm trước hạn:

Sau sinh bắt buộc phải nghỉ đủ tối thiểu 4 tháng mới được đi làm trở lại. Khi đi làm trước thời hạn, ngoài tiền lương nhận được từ những ngày làm việc, lao động nữ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản đầy đủ cho đến khi đủ 6 tháng.

Về thời gian nghỉ phép

Được nghỉ tổng cộng 6 tháng trước và sau sinh. Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Với những trường hợp đặc biệt thì cụ thể như sau:

- Đa thai: Nếu có con thứ 2 trở đi sẽ được tính thêm 1 tháng/ 1 bé vào thời gian nghỉ.

- Nghỉ thêm: Nếu có nhu cầu nghỉ thêm có thể xin nghỉ phép và không hưởng lương.

- Nếu là GIÁO VIÊN nghỉ thai sản dịp hè: Theo đúng quy định nhà nước, nếu giáo viên nghỉ đúng vào tháng hè thì được nghỉ bù thêm 2 tháng.

4. Người lao động bị tai nạn lao động có được thanh toán bằng thẻ BHYT?

Xin chào Luật Hòa Nhựt. Tôi có một câu hỏi rất mong được tư vấn. Tôi là người lao động,trong giờ lam việc tôi bị tai nạn lao động,bị đứt gân chân được đưa vào bệnh viện điều trị.tôi có thẻ bảo hiểm y tế doanh nghiệp.

Vậy tôi có quyền được thanh toán bằng thẻ y tế và đồng thời được hưởng chế độ tai nạn không ?và thủ tục cần những gì ?

Rất mong đựơc sự tư vấn của luật sư.xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.868644

Trả lời:

Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015 quy định:

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

- Như vậy, bạn là người lao động,trong giờ lam việc bạn bị tai nạn lao động,bị đứt gân chân được đưa vào bệnh viện điều trị.bạn có thẻ bảo hiểm y tế doanh nghiệp nên bạn có quyền được thanh toán bằng thẻ bảo hiểm y tế, ngoài ra công ty bạn còn phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. và đồng thời bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động như: trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội,. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nếu bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể các chế độ tai nạn lao động khác theo quy định của pháp luật.

- Bạn làm thủ tục, hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn theo điều 104 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

 

5. Mẫu biên bản làm việc về việc cung cấp thông tin

Luật Hòa Nhựt xin giới thiệu mẫu biên bản làm việc về việc cung cấp thông tin (Mẫu số 09/KTTT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày........ tháng........... năm .......

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

Về việc cung cấp thông tin

Căn cứ Thông báo số....../TB-... ngày ........... tháng ....... năm... của ...(tên cơ quan thuế) ........ về việc yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế.

Hôm nay, hồi ..... giờ..... ngày ..... tháng ..... năm .........

Tại:..................................................................................

I. Đại diện cơ quan thuế:

Ông/Bà: .................................................... - Chức vụ: ......

Ông/Bà: .................................................... - Chức vụ: .........

II. Người cung cấp thông tin:

Ông (bà): ...............................................................................

CMND/hộ chiếu số: ..............................................................

Chức vụ: .......... đại diện cho ..(tên tổ chức/cá nhân)...........

- Mã số thuế:........................................................................

Địa chỉ: .................................................................................

III. Nội dung làm việc:

...............................................................................................

................................................................................................

IV. Các tài liệu người cung cấp thông tin cung cấp cho cơ quan thuế:

1..................................................................................................

2...........................................................................................

Biên bản này gồm có ..... trang, được lập thành .......... bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau. 01(một) bản được giao cho người cung cấp thông tin.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận vào từng trang của biên bản hoặc có ý kiến bổ sung khác (nếu có) như sau: .............................

NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

CÔNG CHỨC THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Việc thu thập thông tin phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế.

2. Phần nội dung làm việc cần ghi đầy đủ các câu hỏi và các câu trả lời trong buổi làm việc.

3. Đối với các tài liệu người cung cấp thông tin cung cấp cho cơ quan thuế, người lập biên bản phải ghi rõ tên tài liệu, bản chính, bản sao.

4. Người có ý kiến khác phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, nêu rõ lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng!