Một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội

Một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm 08 nhóm hành vi nêu trên.

Theo quy định cũ tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007 - 01/01/2016) thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

- Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

- Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

- Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.

Qua đó cho thấy theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết hơn về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, trong đó bổ sung thêm các hành vi:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Việc bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm giúp đảm bảo cho việc tham gia bảo hiểm xã hội một cách hợp pháp.

2. Đề xuất nghiêm cấm cầm cố, mua bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang tổng hợp ý kiến của các ban, ngành, địa phương về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong các đề xuất, nhiều đơn vị và cá nhân đã đồng ý với việc cần có quy định cấm mua bán, cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội.

Tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất 08 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện chính sách BHXH. Trong góp ý mới nhất, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đề xuất bổ sung hành vi cấm cầm cố, mua bán sổ BHXH; mượn hồ sơ, giấy tờ của người khác để tham gia BHXH.

Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều trường hợp người lao động cầm cố, mua bán sổ BHXH dưới hình thức ủy quyền làm thủ tục đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần hoặc thậm chí không có ủy quyền. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, dẫn đến tranh chấp dân sự, khiếu nại, tố cáo trong việc cho vay, cầm cố… mà không có cơ quan BHXH có căn cứ để giải quyết.

Theo Điều 2, Bộ luật Dân sự 2015, quyền mua bán, cầm cố là quyền dân sự, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, quyền dân sự có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Sổ BHXH không thể coi là tài sản thuộc sở hữu của người lao động có quyền định đoạt như mua bán, cầm cố, thế chấp, mà là giấy tờ ghi nhận quá trình tham gia BHXH. Nếu coi sổ BHXH là tài sản, người lao động cũng sẽ có quyền tặng, thừa kế sổ BHXH, không chỉ là mua bán, cầm cố, thế chấp.

BHXH Việt Nam đề xuất cấm mua bán, cầm cố sổ BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, giảm thiểu những rủi ro và tranh chấp phát sinh.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, việc chính sách BHXH quy định chế độ tuất sẽ không còn ý nghĩa và không phù hợp với bản chất của BHXH, nhằm đảm bảo an sinh xã hội và sự chia sẻ giữa những người cùng tham gia. Điều này khiến sổ BHXH trở nên giống với hợp đồng bảo hiểm thương mại.

Đối với tình trạng nhiều người lao động mượn giấy tờ của người thân, bạn bè để tham gia BHXH, BHXH Việt Nam đề xuất cần cấm hành vi này. Điều này giúp giảm thiểu trường hợp trùng thông tin tham gia BHXH với "chính chủ" hoặc có sự không thống nhất trong hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

Ngoài ra, trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), cũng nêu rõ và nghiêm cấm các hành vi sử dụng các quỹ BHXH không đúng quy định pháp luật. Cụ thể, các hành vi như truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về BHXH; xuyên tạc về chính sách BHXH. Cũng như các hành vi như cộng tác, bao che, giúp sức cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về BHXH. Chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc cũng bị nghiêm cấm, cùng với hành vi cầm cố, mua bán sổ BHXH dưới mọi hình thức.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm có những thay đổi thế nào trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?

Theo Điều 7 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

-  Sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội không đúng quy định pháp luật.

- Truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội.

- Báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, xuyên tạc về chính sách bảo hiểm xã hội.

- Cộng tác, bao che, giúp sức cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội.

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định cụ thể hơn các hành vi bị nghiêm cấm từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và có một số điểm khác như sau:

- Bỏ hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Bổ sung hành vi cộng tác, bao che, giúp sức cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc cản trở người khác thực hiện nghĩa vụ đóng, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo hiểm xã hội mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!