Nội dung chuyển khoản khi nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng?

Nội dung chuyển khoản khi nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng là như thế nào? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng thì nội dung chuyển khoản nên ghi như thế nào mới đúng?

Nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng thì nội dung chuyển khoản nên ghi theo hướng dẫn tại Công văn 1995/BHXH-TCKT năm 2023 thực hiện bằng một trong 2 cách sau:

(1) Trường hợp đơn vị sử dụng tiện ích nộp BHXH trên Ứng dụng Mobile banking của Ngân hàng: Nhập, chọn thông tin nộp tiền.

(2) Trường hợp đơn vị lập ủy nhiệm chi chuyển tiền theo các kênh khác:

Cấu trúc nộp: +BHXH+103+00+Mã đơn vị+Mã Cơ quan BHXH+dong BHXH+

- Ví dụ: Công ty ABC khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN ghi +BHXH+103+00+TZ0255Z+00101+dong BHXH

Trong đó: +BHXH+103+00+ là loại hình thu mặc định theo quy định của cơ quan BHXH; TZ0255Z là mã đơn vị của Công ty ABC; 00101 là Mã cơ quan BHXH quản lý thu đối với Công ty ABC.

Theo đó, cách thứ nhất áp dụng khi đơn vị sử dụng ứng dụng Mobile banking của Ngân hàng.

Trong ứng dụng có tiện ích nộp bảo hiểm xã hội thì đơn vị sử dụng tiện ích này, không cần ghi thêm nội dung nào khác mà thực hiện theo hướng dẫn của tiện ích. Còn nếu Mobile banking của ngân hàng không có tiện ích nộp bảo hiểm xã hội thì việc nộp bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện lập ủy nhiệm chi chuyển tiền.

Cấu trúc thực hiện chuyển theo mẫu +BHXH+103+00+Mã đơn vị+Mã Cơ quan BHXH+dong BHXH+

2. Tra cứu kết quả nộp tiền BHXH điện tử

Sau khi đã hoàn thành các bước nộp tiền BHXH điện tử, doanh nghiệp cần cẩn thận tra cứu lại kết quả nộp tiền theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website của cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam qua địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 2: Chọn “Tra cứu trực tuyến”

Bước 3: Chọn mục tra cứu thông tin BHXH tương ứng trên thanh menu

Bước 4: Nhập đầy đủ các thông tin cần thiết mà hệ thống yêu cầu

Bước 5: Kết quả hiển thị trên màn hình chính.

3. Nộp tiền BHXH điện tử mang lại những lợi ích gì?

Ngay từ những ngày đầu đưa vào áp dụng tại cơ quan BHXH, hình thức này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Chẳng hạn như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,… 

3.1 Đối với doanh nghiệp

- Những lợi ích này thực sự có ý nghĩa không chỉ đối với kế toán mà còn đối với rất nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt khi muốn kiểm tra, kiểm soát tình hình nộp thuế của doanh nghiệp mình.

- Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian giao dịch: Nếu như trước đây người nộp tiền BHXH phải đi lại rất nhiều. Ngoài ra còn làm các thủ tục, có người phải đi 2-3 lần mới nộp thuế thành công. Giờ đây thì nộp điện tử họ chỉ cần ngồi một chỗ là đã có thể nộp thành công.

- Đơn giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nộp tiền BHXH: Khi nộp tiền bảo hiểm theo cách truyền thống người nộp phải đến cơ quan thuế khai báo. Tiếp đến, làm rất nhiều các thủ tục giấy tờ để chứng thực mới có thể nộp thuế. Nộp tiền BHXH điện tử cắt được toàn bộ các thủ tục giấy tờ này. Bạn chỉ cần có mã đăng ký nộp điện tử, liên kết với Ngân hàng thương mại có trong danh sách liên kết cung cấp dịch vụ nộp tiền BHXH điện tử.

- Nộp tiền tại bất cứ địa điểm nào có kết nối Internet: Người nộp chỉ cần ngồi ở nhà hoặc ở bất cứ đâu nơi có thiết bị điện tử có kết nối Internet. Sau đó, truy cập vào cổng thông tin điện tử của tổng cục BHXH Việt Nam thuế là đã có thế nộp tiền.

- Nộp tiền 24/7, kể cả ngày nghỉ/lễ, được NHTM xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi: Trước đây những ngày nghỉ, ngày lễ bạn không thế nộp được tiền do các Cơ quan nghỉ làm việc. Nên rất nhiều trường hợp bị quá hạn nộp dẫn đến bị phạt. Nộp tiền BHXH điện tử khắc phục được hoàn toàn điều này. Nhờ hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại cập nhật 24/7.

- Có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH để xem, in, tải về các thông báo, giấy nộp tiền đã nộp. 

- Được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của Ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp đăng ký nộp thuế tại các Ngân hàng thương mại thường nhận được rất nhiều ưu đãi đến từ ngân hàng đó.

3.2 Đối với các Cơ quan BHXH

- Nộp tiền BHXH điện tử nhanh chóng, thuận tiện qua các thiết bị điện tử. Giúp cho Cơ quan thuế giảm nhẹ được rất nhiều các công đoạn. Nhờ đó, công việc trở nên nhẹ nhàng và áp lực giảm đi rất nhiều.

- Tiết kiệm nhân lực, đơn giản quy trình thu nộp tiền. Nhân lực được tối ưu một cách hiệu quả và hiệu suất công việc cao hơn. Góp phần giảm được gánh nặng về nhân lực. Quy trình được giảm lược tiết kiệm thời gian và công sức.

- Đảm bảo sự an toàn trong quá trình quản lý. Tiền được chuyển chính nên xác hạn chế tối đa việc nhầm lẫn hay các rủi ro khác.

- Kiểm soát tốt tình trạng nộp tiền dễ dàng theo từng ngày từng giờ. Hạn chế tối đa điều chỉnh chứng từ nộp tiền còn sai sót thông tin. Giảm được tình trạng xử lý lệch các thông tin sai lệch xuống mức nhỏ nhất. 

3.3 Đối với các Ngân hàng

Các Ngân hàng hợp tác với Cơ quan BHXH làm đơn vị trung gian, giúp các doanh nghiệp, tổ chức, nộp tiền BHXH điện tử thành công. Đồng thời, ngân hàng thương mại thu được rất nhiều các lợi ích:

- Thu được nguồn lợi nhuận trực tiếp từ việc giao dịch chuyển tiền.

- Nâng cao và phát triển được chất lượng dịch vụ.

- Thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng.

- Hạn chế được sai sót về chứng từ khi khách hàng đến giao dịch.

4. Quy định về thời gian làm việc đóng BHXH bắt buộc

- Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014

- Bên cạnh đó tại Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 

5. Quy định thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ BHXH bắt buộc

Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian quy định mới được xét hưởng các chế độ này.

5.1 Thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau 

Không quy định thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chỉ yêu cầu người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc.

5.2 Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội quy định để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc như sau:

- Theo Khoản 2, Điều 31 quy định: phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản áp dụng với: Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Theo khoản 3, Điều 31 quy định: lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

- Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH về thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con của chồng như sau: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với trường hợp là chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ.

5.3 Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các điều kiện để hưởng chế độ này liên quan đến thời gian tai nạn, mức độ thương tật, địa điểm tai nạn, công việc đang làm thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hay không…

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động căn cứ vào Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là đã có thể hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN theo quy định.

5.4 Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ hưu trí

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019, thì người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, cụ thể: 

=> Như vậy, thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu là 20 năm tương đương với 240 tháng đóng BHXH (tính cả thời gian tham gia BHXH tự nguyện nếu có).

5.5 Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ tử tuất 

Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Để thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH như sau:

(1) Đối với trợ cấp mai táng: Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

(2) Đối với trợ cấp tuất : Đã đóng BHXH  đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần áp dụng cho người đủ điều kiện để thân nhân hưởng trợ cấp mai táng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: "Nội dung chuyển khoản khi nộp tiền bảo hiểm xã hội qua hệ thống ngân hàng?"  trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua  email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc