Quy định về chức năng của Báo Kiểm toán

Báo Kiểm toán là cơ quan ngôn luận của Kiểm toán nhà nước; là diễn đàn của các nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức, đơn vị về lĩnh vực kiểm toán; có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các lĩnh vực có liên quan; thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và của Kiểm toán nhà nước.

1. Báo Kiểm toán và chức năng của Báo Kiểm toán

Kiểm toán (KT) là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá và xác minh tính đúng đắn, trung thực và đáng tin cậy của một thông tin tài chính nào đó nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp đơn vị hay tổ chức đó.

Cũng có thể hiểu, kiểm toán là một quá trình thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của thông tin đó đối với các hạng mục được thiết lập.

Cơ quan truyền thông ngôn luận của Kiểm toán nhà nước là Báo kiểm toán, là diễn đàn của các chuyên gia, nhà quản lý, đơn vị, tổ chức về lĩnh vực kiểm toán, báo kiểm toán có chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước mà trọng tâm là lĩnh vực kiểm toán Nhà nước và tất cả các lĩnh vực có liên quan, thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Luật Báo chí và Kiểm toán nhà nước.

Chức năng chính của Báo kiểm toán là tuyên truyền đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước mà trọng tâm là lĩnh vực kiểm toán nhà nước và các lĩnh vực khác có liên quan, các thông tin tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo quy định của Kiểm toán nhà nước và Luật Báo chí.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Kiểm toán trực thuộc Tổng Kiểm toán nhà nước.

Căn cứ Điều 2 Quyết định 1078/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức của Báo Kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành:

- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về Kiểm toán nhà nước, hoạt động kiểm toán theo quy định; thông tin, giới thiệu những kinh nghiệm và hoạt động kiểm toán quốc tế;

- Định hướng dư luận về hoạt động kiểm toán nhà nước; tiếp nhận, xử lý, xác minh và phản hồi các thông tin, phản ánh của bạn đọc;

- Tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành các ấn phẩm theo quy định của Giấy phép hoạt động báo chí, các văn bản pháp luật có liên quan và của Kiểm toán nhà nước;

- Quản lý, vận hành mô hình toà soạn hội tụ nhằm tăng tốc độ sản xuất, nâng cao chất lượng xuất bản các ấn phẩm; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng các loại hình báo chí đa phương tiện.

- Quản lý và tổ chức vận hành Cổng Thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước;

- Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quan hệ công tác và giải quyết công việc với các cơ quan ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực thông tin, truyền thông làm đầu mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài ngành để trao đổi thông tin, truyền thông về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước;

- Tổng hợp thông tin, điểm báo phục vụ công tác quản lý và điều hành của Tổng Kiểm toán nhà nước, thực hiện việc soạn thảo, in ấn các ấn phẩm, tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước;

- Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, toạ đàm phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của Kiểm toán nhà nước và các công tác xuất bản của Báo Kiểm toán;

- Xây dựng kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm (đánh giá tình hình hiện tại, xác định mục tiêu tương lai và xác định các hoạt động cụ thể; lập thời gian, kế hoạch cụ thể) của Báo Kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành để thực hiên chức năng, nhiệm vụ của Báo Kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước;

- Tham dự các hội nghị của Kiểm toán nhà nước, của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu về lĩnh vực đơn vị phụ trách để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của ngành;

- Ký kết các hợp đồng quảng cáo, thông tin, tuyên truyền, xây dựng chuyên đề với các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Ký kết các hợp đồng quảng cáo, thông tin, tuyên truyền, xây dựng chuyên đề với các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức công tác tài chính, kế toán, quyết toán kinh phí hàng năm, quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị của đơn vị theo quy định; thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước;

- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Kiểm toán được quy định cụ thể. Trong đó, Báo Kiểm toán quản lý, vận hành mô hình toà soạn hội tụ nhằm tăng tốc độ sản xuất, nâng cao chất lượng xuất bản các ấn phẩm; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng các loại hình bái chí đa phương tiện.

3. Tổ chức và chế độ làm việc của Báo Kiểm toán trực thuộc Tổng Kiểm toán nhà nước

Căn cứ Điều 3 Quyết định 1078/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Báo Kiểm toán do Tổng Kiếm toán Nhà nước ban hành.

- Tổ chức bộ máy của Báo Kiểm toán gồm có:

+ Văn phòng;

+ Phòng Thư ký - biên tập;

+ Phóng Phóng viên;

+ Phòng Hợp tác truyền thông;

+ Phòng Truyền thông đa phương tiện.

- Báo Kiểm toán tổ chức của mình bao gồm một loạt các vị trí quan trọng, bao gồm Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cùng với một đội ngũ đa dạng gồm các viên chức và lao động.

- Quá trình bổ nhiệm Tổng biên tập của Báo Kiểm toán là kết quả của việc Tổng Kiểm toán nhà nước thống nhất ý kiến bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí. Cũng cần tuân theo quy định về quản lý cán bộ theo phân cấp và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng biên tập và các cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại Báo Kiểm toán, mà theo đó, việc này sẽ được thực hiện theo quy chế của cơ quan Kiểm toán nhà nước.

- Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng tại Báo Kiểm toán sẽ được Tổng biên tập quy định sau khi có sự phê duyệt từ Tổng Kiểm toán nhà nước. Quá trình này có thể bao gồm đàm phán và đối thoại để đảm bảo sự hiểu rõ và thống nhất về các nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ của Báo Kiểm toán

- Việc thành lập, chia tách, sáp nhập giải thể các đơn vị thuộc Báo Kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và Tổng biên tập Báo Kiểm toán.

Chế độ làm việc của Báo Kiểm toán quy định như sau:

- Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về kết quả hoạt động của Báo Kiểm toán. Tổng Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Tổng biên tập tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định này; Tổng Biên tập phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Tổng Biên tập, lãnh đạo các phòng; Tổng Biên tập quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Báo Kiểm toán;

+ Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng kiểm toán Nhà nước về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Báo Kiểm toán, chống tham nhũng, lãng phí, và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của viên chức và người lao động thuộc Báo Kiểm toán;

+ Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán nhà nước về hình thức thể hiên và nội dung bài bào, bài viết, thông tin và các tài liệu khác đăng tải trên Báo Kiểm toán nhằm đảm bảo các thông tin đăng tải chính xác và đáng tin cậy.

+ Tổng Biên tập đại diện Báo Kiểm toán trong quan hệ với các đơn vị, tổ chức và cá nhân khi giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

+ Tổng Biên tập xây dựng quy chế làm việc, Quy trình xuất bản và phát hành Báo Kiểm toán, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và các quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị; đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết các nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền;

+ Tổng Biên tập thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định của Nhà nước và theo phân công, phân cấp của Tổng Kiểm toán Nhà nước, thông tin đến viên chức và người lao động về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của đơn vị, các chế độ chính sách đối với viên chức và người lao động; thực hiện Quy chế dân chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Báo Kiểm toán;

+ Tổng Biên tập ký các văn bản thuộc thẩm quyền, ký kết các hợp đồng in ấn, xuất bản, phát hành quảng cáo theo quy định của pháp luật; 

+ Tổng Biên tập thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.

- Các Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập thực hiện và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về nhiệm vụ được Tổng Biên tập phân công hoặc uỷ quyền.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về nhiệm vụ được Tổng Biên tập phân công hoặc uỷ quyền.

- Viên chức và người lao động thuộc Báo Kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo phòng và lãnh đạo Báo Kiểm toán phù hợp với năng lực của từng người; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng và lãnh đạo Báo Kiểm toán về nhiệm vụ được phân công.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!