Quy định về việc niêm yết bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị?

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Quy định về việc niêm yết bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết nội dung này nhé.

1. Quy định về việc niêm yết bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

Theo quy định của pháp luật tại Điều 11 Nghị định 130/2020/NĐ - CP về việc công khai bản kê khai tài sản và thu nhập tại các cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định cụ thể như sau:

Quy trình công khai bản kê khai đối với những cá nhân thuộc phạm vi kiểm soát của cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập như quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được thực hiện theo các phương thức sau đây:

- Bản kê khai của những người giữ các vị trí quan trọng như Phó tổng cục trưởng và các vị trí tương đương tại các cơ quan trung ương sẽ được niêm yết tại trụ sở của bộ, cơ quan ngang bộ hoặc được công khai trong các cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo từ cấp cục trơ rleen. Đối với các vị trí như Vụ trưởng trở xuống thì bản kê khai sẽ được niêm yết tại đơn vị hoặc được công khai trong cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc toàn bộ đơn vị nếu không có cấp phòng. Các bản kê khai của những cá nhân khác sẽ được niêm yết tại phòng ban, đơn vị hoặc công khai trong cuộc họp toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng ban, đơn vị.

- Bản kê khai của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sẽ được niêm yết tại trụ sở của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoặc được công bố trong cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức viên chức thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân. Các bản kê khai của những cá nhân thuộc sở, ngành cấp tỉnh, phòng ban cấp huyện sẽ được niêm yết tại trụ sở cơ quan hoặc được công khai trong cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức.

- Các bản kê khai của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp nhà nước sẽ được niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc được công khai trong cuộc họp gồm Ủy viên Hội đồng thành viên, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng, trường các đơn vị trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc của các tổng công ty, công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, trưởng các đoàn thể trong tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

- Bản kê khai của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được niêm yết hoặc công khai theo các quy định trên.

Việc công khai bản kê khai tại các cuộc họp đối với những người thuộc phạm vi kiểm soát của cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập, như đã quy định tại Điều 30 của Luật phòng chống tham nhũng thì sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 luật Phòng chống tham nhũng và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền

Bản kê khai sẽ được công khai không muộn hơn sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý sử dụng cá nhân có nghĩa vụ kê khai bàn giao bản kê khai cho cơ quan kiểm soát tài sản và thu nhập.

- Thời gian niêm yết bản kê khai sẽ kéo dài trong 15 ngày. Vị trí niêm yết phải được đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc đọc bản kê khai. Việc niêm yết phải được lập thành biên bản trong đó thì cần ghi rõ các bản kê khai được niêm yết, kèm theo chữ ký xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đại diện của tổ chức công đoàn.

- Cuộc họp công khai bản kê khai phải đảm bảo có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập. Người chủ trì cuộc họp có thể tự mình đọc hoặc phân công người đọc các bản kê khai hoặc từng người đọc bản kê khai của mình. Biên bản cuộc họp sẽ phải ghi lại những ý kiến phản ánh, thắc mắc và giải trình về nội dung bản kê  khai (nếu có).

 

2. Thời gian niêm yết bản kê khai tại cơ quan, đơn vị, tổ chức

Nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong việc quản lý tài sản và thu nhập thì quy trình công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành như đã trình bày trong nội dung tại Phần 1. Bản kê khai sẽ được công khai không muộn hơn 05 ngày kể từ ngày người có nghĩa vụ kê khai bàn giao cho cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập.

Thời gian niêm yết bản kê khai kéo dài trong vòng 15 ngày. Đồng thời, vị trí niêm yết cần được chọn sao cho đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho việc truy cập và đọc thông tin từ các bản kê khai. Quy trình niêm yết phải được ghi lại trong biên bản nơi mà sẽ rõ ràng ghi chú về các bản kê khai đã được niêm yết, kèm theo đó là chữ ký xác nhận từ người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng như đại diện của tổ chức công đoàn. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong việc công khai thông tin tài sản và thu nhập của các cá nhân có nghĩa vụ kê khai.

 

3. Thủ tục  công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Để thực hiện thủ tục công khai bản kê khai tài sản thu nhập thì cần chuẩn bị những bước sau đây:

- Bước 1: Lựa chọn hình thức công khai

TRong quá trình kê khai thì có các lựa chọn đối với cơ quan, đơn vị: công khai tại cuộc họp hoặc công khai thông qua hình thức niêm yết tại trụ sở. Đối với việc kê khai phục vụ công tác cán bộ thì việc công khai thường được thực hiện tại cuộc họp với việc lấy phiếu tín nhiệm

- Bước 2: Tiến hành công khai bản kê khai

Sau khi kê khai thì bản kê khai cần được công khai không muộn hơn sau 05 ngày kể từ ngày khi người có nghĩa vụ kê khai chuyển giao cho thanh tra tỉnh. Việc này thường được thực hiện thông qua việc niêm yết hoặc tại các cuộc họp tùy thuộc và những trường hợp cụ thể

- Bước 3: Hoàn thành quá trình công khai bản kê khai

Sau khi công khai thì một biên bản sẽ được lập ra để xác nhận việc công khai, điều này cần được ký xác nhận bởi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và đại diện công đoàn.

Thực hiện:

- Công khai bản kê khai thông qua niêm yết

Bản kê khai sẽ được niêm yết tại địa điểm thuận lợi để đọc, đảm bảo an toàn, trong khoảng thời gian 15 ngày. Các thông tin này sẽ được ghi lại trong biên bản kèm theo chữ ký xác nhận từ các cơ quan có liên quan.

- Công khai bản kê khai tại cuộc họp:

Công khai thông qua cuộc họp đòi hỏi sự tham gia của một số lượng tối thiểu các thành viên. Tại cuộc họp thì các bản kê khai sẽ được công khai công bố và đối thoại sau đó sẽ được ghi lại những ý kiến, thắc mắc và giải trình trong biên bản cuộc họp kèm chữ ký của người chủ trì và đại diện công đoàn.

Ngoài ra thì cần yêu cầu sau:

- Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc

- Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tại cơ quan, tổ chức đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm

- Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo quản lý.

Hồ sơ kèm theo gồm:

- Thông báo công khai bản kê khai (nếu có)

- Báo cáo kết quả công khai 

- Kế hoạch công khai

- Văn bản phân công việc thực hiện công khai

- Văn bản phổ biến kế hoạch công khai

- Danh sách và các biên bản kê khai

- Biên bản công khai bản kê khai; nếu là hình thức công khai niêm yết thì có biên bản kết thúc công khai bản kê khai

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: QUy định về việc niêm yết bản kê khai tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn cụ thể.