Thời gian sắp tới, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH bị tính lãi cao?

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thời gian sắp tới, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH bị tính lãi cao? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết vấn đề này nhé.

1. Thời gian sắp tới, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH bị tính lãi cao?

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra một loạt các đề xuất mới về quy định đóng Bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp điều này đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Trong bản dự thảo có những biện pháp mạnh mẽ được đề xuất để xử lý những hành vi chậm đóng trốn đóng BHXH của người sử dụng lao động.

Theo nghị định mới thì người sử dụng lao động có thái độ chậm trễ hoặc trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội sẽ phải đối mặt với mức lãi suất phạt cao lên đến 0,03% mỗi ngày trên số tiền trốn đóng. Điều này áp đặt một áp lực tài chính đáng kể lên doanh nghiệp và đồng thời giúp bảo đảm rằng các khoản nợ này được thanh toán đầy đủ và kịp thời.

Bên cạnh đó thì nếu người sử dụng lao động không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội đúng hạn và không đủ số tiền thì họ có thể đối mặt với các biện pháp quyết liệt khác. Các cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với những trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội kéo dài từ 6 tháng trở lên tăng cường sự nghiêm túc và trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Ngoài ra nếu hành vi trốn đóng bảo hiểm kéo dài từ 12 tháng trở lên thì người sử dụng lao động có thể đối mặt với quyết định hoãn xuất cảnh. Điều này không chỉ tạo ra áp lực lớn về mặt tài chính mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động quốc tế của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Dựa theo quy định tại khoản 5 điều 39 trong Nghị định số 12/2022/NĐ - CP thì người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt tài chính nếu vi phạm quy định về việc chậm đóng Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó thì mức phạt này được xác định trong khoảng từ 12% đến 15% của tổng số tiền đóng cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với từng trường hợp.

Bổ sung vào đó thì theo quy định tại khoản 7 Điều 39 trong cùng nghị định 12/2022/NĐ - CP thì các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định chi tiết. Người sử dụng lao động bị vi phạm sẽ phải thực hiện các bước nhất định như đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Đồng thời thì họ cũng sẽ phải bị buộc phải nộp khoản tiền lãi với mức lãi suất được xác định bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước đó tính trên số tiền và thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện các biện pháp trên thì theo quy định yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng tổ chức tín dụng khác và kho bạc nhà nước sẽ có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của họ để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất được công bố bởi các ngân hàng thương mại tại thời điểm xử phạt. Điều này nhấn mạnh rằng việc tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội là hết sức quan trọng và sự không tuân thủ sẽ gây ra không chỉ mức phạt tài chính mà còn các biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm trọng.

Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHTNLĐ, BNN:

Lcđi: Pcđi x k (đồng) (1)

Trong đó: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng) được xác định như sau:

Pcđi= ƠIki - Spsi (2)

TRong đó: PIki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng. lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị theo phương tính 03 tháng, 06 tháng một lần.

k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%).

3. Lãi suất chậm nộp bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải chịu

Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 trong Quyết định số 60/2015/QĐ - TTg như sau:

- TRong trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên thì số tiền lãi phải thu sẽ là 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước. Lãi suất này được tính dựa trên số tiền chậm đống và thời gian chậm đóng. Trong trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

- Đối với trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên thì số tiền lãi phải thu là 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước. Lãi suất này tính trên số tiền chậm đóng và thời gian chậm đóng.

- Trong khoảng thời gian 15 ngày đầu tiên của tháng 01 hàng năm thì bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo thnags dựa trên mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và điểm b trong khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ - TTg. Thông báo này được gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và bảo hiểm xã hội Bộ Công an để đạt được sự thống nhất trong việc thực hiệ. 

Đối với bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí MInh thì mức lãi suất áp dụng cho trường hợp chậm nộp bảo hiểm xã hội là 0,7% mỗi tháng.

4. Những hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bị coi là hành vi cấm

Dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về nhiều hành vi bị xem xét và xử lý một cách nghiêm túc nhằm bảo vệ hệ thống bảo hiểm xã hội và đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Điều này bao gồm một loạt những hành vi mà người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội không được phép thực hiện.

Một trong những hành vi mà Luật bảo hiểm xã hội 2014 cấm là việc chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Hành động này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn tác động tiêu cực đến tính ổn định và công bằng của hệ thống bảo hiểm xã hội. Việc trì hoãn việc đóng tiền có thể gây thiệt hại đáng kể cho quyền lợi của người lao động nhất là trong những trường hợp khẩn cấp khi cần sự hỗ trợ từ hệ thống bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra thì luật bảo hiểm xã hội cũng quy định nhiều hành vi khác như chiếm dụng tiền đóng, gian lận hồ sơ, sử dụng quỹ không đúng pháp luật, cản trở quyền lợi của người lao động và nhiều hành vi khác nữa. Tất cả đều nhằm mục đích duy trì tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của hệ thống bảo hiểm xã hội, đồng thời xử lý những hành vi vi phạm một cách nghiêm túc để ngăn chặn tình trạng lạm dụng và bảo vệ quyền lợi chung của cộng đồng lao động.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thời gian sắp tới, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH bị tính lãi cao? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc liên hệ thông qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn cụ thể.