Luật sư tư vấn:
Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Mà thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động không có quy định về thời hạn phiếu này. Tuy nhiên, theo em tìm hiểu ở các bài viết về thời hạn phiếu lý lịch tư pháp khi xuất khẩu lao động sang Đài Loan thì thời hạn này là 06 tháng, nghĩa là Phiếu lý lịch tư pháp (giấy tư pháp) được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xuất khẩu lao động. Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
Luật Hòa Nhựt phân tích chi tiết hơn quy định pháp lý về vấn đề này như sau:
1. Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp
Theo quy định của pháp luật thì lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó thì phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Pháp luật quy định có hai loại phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa, thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi mà cá nhân, cơ quan hay tổ chức có yêu cầu;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 đây là phiếu ghi đầy đủ các án tích bao gồm cả án tính đã được xóa và án tích chưa được xóa và các thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:
- Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:
- Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp
Hiện nay theo các quy định của pháp luật và cả trong Luật lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định khác thì đều không có thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp mà chỉ có các quy định về thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp. Ví dụ như quy định tại Điều 48 của Luật lý lịch tư pháp năm 2009 cụ thể như sau:
- Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú tại nước ngoài hoặc là người nước ngoài hay thuộc trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định thì thời hạn sẽ không quá 15 ngày.
- Các trường hợp khẩn cấp như: cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến sở tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu thì phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định... thì thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Tuy nhiên thì tùy vào tính chất, lĩnh vực mà thời hạn sử dụng phiếu lý lịch tư pháp sẽ được quy định khác nhau tại các văn bản pháp luật khác.
Chẳng hạn như theo quy định của Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định về thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ thì:
- Phiếu lý lịch tư pháp hay giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định của Luật nuôi con nuôi và các giấy tờ khác thì sẽ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hay phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định sẽ có giá trị sử dụng nếu được cấp không quá 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ tại Cục con nuôi;
- Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định thì có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ tại Cục con nuôi.
Bên cạnh đó tại Luật quốc tịch năm 2008 có quy định về thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp trong các hồ sơ xin nhập quốc tịch, hồ sơ xin trở lại quốc tịch và thôi quốc tịch Việt Nam, cụ thể:
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tích Việt nam cư trú ở Việt Nam thì Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam thì phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
Theo đó thì thành phần hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam thì đều phải có Phiếu lý lịch tư pháp và được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
Ví dụ: Tôi đang làm thủ tục đi lao động ở Đài Loan; Giấy tư pháp của tôi làm từ tháng 4 năm 2022 còn sử dụng được nữa hay không?
Theo luật lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản pháp luật khác hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp. Mà thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà sẽ phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thì không có quy định về thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp. Nhưng dựa vào các quy định có liên quan về thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp khi xuất khẩu lao động sang Đài Loan thì thời hạn này sẽ là 06 tháng. Do đó thì giấy tư pháp của bạn vẫn còn sử dụng được.
4. Thủ tục xin cấp, đổi, gia hạn phiếu lý lịch tư pháp
Bước 1: Cá nhân có yêu cầu nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu kèm theo: Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Công dân nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại sở tư pháp tại nơi tạm trú. Trong trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại sở tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì sẽ nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi cư trú; nếu như đã rời Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trường hợp cá nhân không có điều kiện trực tiếp đến làm thủ tục thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Và để tạo điều kiện cho các cá nhân trong việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì người yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ là: bố, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp mà không cần văn bản ủy quyền.
Đồng thời để cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì về thành phần hồ sơ và thủ tục vẫn sẽ giống như làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 nhưng nhằm bảo vệ bí mật đời tư nên luật quy định cá nhân sẽ không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.