1. Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là gì?
Hiện nay thì xã hội ngày càng một tiến bộ hơn bởi vậy mà các quyền con người cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Ở bất kỳ một quốc gia nào thì hành vi mà xâm phạm đến quyền con người đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật các quốc gia. Việt Nam cũng là quốc gia coi trọng quyền con người và luôn bảo vệ con người trước những hành vi không đúng và trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là một trong những hành vi vi phạm đến người khác theo quy định.
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là một trong những hành vi như là dùng những lời nói hay những hành động làm ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự nhân phẩm của người đó và làm ảnh hướng đến cuộc sống sinh hoạt của người khác. Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác dường như đang trở thành một hành vi vô cùng phổ biến ở trong xã hội ngày nay, thông thường thì đôi khi người dân họ chưa ý thức được những lời mình chửi mắng hay nói xấu người khác là những hành vi mà làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Bên cạnh đó thì nhiều người còn có suy nghĩ là việc nói những thông tin như vậy thì là vô hại, và không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên thì về bản chất và theo những quy định cụ thể của pháp luật đưa ra thì đây được xem là một hành vi gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thậm chí còn xâm phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm của người khác, làm ảnh hướng đến cuộc sống của họ, đôi khi còn gây thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần. Cho nên đây là hành vi bị nghiêm cấm và có những chế tài xử lý đối với các hành vi này.
2. Xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay làm nhục người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Theo quy định thì tùy thuộc vào từng đối tượng bị xúc phạm là gì mà theo quy định của pháp luật sẽ có mức độ xử phạt khác nhau, theo quy định.
- Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người thi hành công vụ: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có quy định rằng đối với người mà có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 06 triệu đồng.
- Đối với những hành vi mà xúc phạm danh dự nhân phẩm của các thành viên trong gia đình thì căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với các hành vi như sau
+ Nếu như là có những hành vi như là lăng mạ, chi chiết, xúc phạm danh dự nhân phẩm thành viên trong gia đình thì bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định của pháp luật. Ví dụ như nếu như người mẹ thường xuyên có những hành động lăng mạ con, chi chiết con và làm ảnh hưởng đến tâm lý của con thì có thể bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng, theo đó thì các thành viên trong gia đình như là ông bà cha mẹ thì cần có những phương pháp giáo dục dạy dỗ con một cách đúng quy định của pháp luật hơn nữa.
+ Tuy nhiên mức phạt sẽ tăng lên thành từ 10 triệu đến 20 triệu nếu có một trong các hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Việc tiết lộ hoặc phát tán các tư liệu và thuộc vào bí mật đời tư thì mức độ nghiêm trọng của vụ việc trở nên cao hơn, tức là nếu như mà các thành viên trong gia đình cố tình tiết lộ bí mật, hoặc phát tán các thông tin tài liệu có liên quan đến bí mật đời tư của các thành viên khác trong gia đình thì sẽ bị xử lý, việc phát tán này thì có thể là thực hiện thông qua việc như là nói cho người khác biết ( lan truyền thông tin ra ngoài), đăng tải thông tin lên mạng, gửi những thông tin đó cho nhiều người
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Ở đây thì có thể hiểu là các trang mạng xã hội như là qua facebook , qua zalo, qua tiktok...
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân
- Một số trường hợp khác có liên quan đến việc là xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Thì căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có quy định xử phạt đối với với khác mà có những hành vi như là trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Khi đó thì người thực hiện hành vi này thì sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng theo quy định của pháp luật đưa ra.
Như vậy thì tùy thuộc vào mức độ, đối tượng hành vi vi phạm mà người có hành vi là xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính ở những mức phạt khác nhau nếu như mà chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự đưa ra.
3. Thực trạng giải quyết đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Danh dự là một khái niệm trừu tượng liên quan đến đức tính và giá trị của một cá nhân hay tổ chức trong cộng đồng và xã hội. Nó dựa vào việc người khác đánh giá và tôn trọng mức độ đáng tin cậy, công bằng, chân thành và lương thiện của một người hoặc tổ chức.
Danh dự thường được xem là một điều quan trọng trong các quan hệ cá nhân và xã hội vì nó tạo nên lòng tin và sự tôn trọng giữa mọi người. Có danh dự có nghĩa là được coi trọng và được người khác tôn trọng về phẩm chất, hành vi và hành động của mình. Ngược lại, mất danh dự có thể đồng nghĩa với việc mất đi lòng tin và sự tôn trọng của người khác.
“Danh dự” của một người được hiểu là giá trị của người đó (bao gồm cả giá trị đạo đức, và giá trị tinh thần) được nhìn nhận trên cơ sở sự coi trọng và cách nhìn nhận của xã hội, của cộng đồng. “Danh dự” được thừa nhận như một quyền nhân thân, thể hiện vai trò và uy tín của một cá nhân trong xã hội.
Còn nhân phẩm thì được hiểu là phẩm chất và giá trị của con người. Đó có thể hiểu một cách cụ thể đó là những đức tính, tính cách của con người như là thật thà, dũng cảm...
Nhân phẩm hay danh dự thì đều là những giá trị nhân thân của một người mà được pháp luật bảo vệ. Theo quy định của pháp luật thì khi mà bị các thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ đi thông tin này. Trong trường hợp mà những thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm , uy tín của một người được đăng tải trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng thì có quyền là yêu cầu gỡ bỏ, cải chính các thông tin này.
Hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác được hiểu là người đó đã có những lời nói, hoặc có những hành vi động chạm, tác động đến những giá trị đạo đức, uy tín, phẩm giá của một người, gây tổn thương cho người bị tác động.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ làm tổn thương đến những giá trị về tinh thần, lòng tự tôn, tự trọng của người bị xúc phạm, khiến họ cảm thấy nhục nhã, tức giận, tủi hổ mà còn có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của những người khác đến người bị xúc phạm. Điều này dẫn đến những tổn thương về tâm lý của người bị xúc phạm khi tình trạng này diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài.
Hiện nay thì việc xử lý các hành vi có liên quan đến việc xúc phạm dnah dự, nhân phẩm ngày một nhiều hơn bởi vì các cá nhân cũng biết đó là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình nên cũng có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm chỉnh các hành vi vi phạm này.
Vui lòng liên hệ 1900.868644 hoặc là luathoanhut.vn@gmail.com để có thêm thông tin chi tiết nhất có thể.