1. Lãnh thổ là gì?
- Trên phương diện địa lý và pháp lý, lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả vùng đất, vùng trời, vùng nước và lòng đất. Về địa lý, chính trị và hành chính, lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của một quốc gia. Ngoài ra, lãnh thổ cũng được dùng theo nghĩa "không gian hoạt động của một cộng đồng người". Đối với loài vật thì là vùng địa lý sinh sống và tự vệ của một con hay một đàn vật chống lại những con vật khác cùng loài hay khác loài.
- Lãnh thổ quốc gia được coi là không gian chứa đựng hay nằm dưới chủ quyền của một quốc gia. Không gian đó có thể hình dung như một hình chóp nón mà đỉnh là tâm trái đất, còn đáy là nơi tiếp giáp giữa bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ. Như vậy, có thể xác định độ cao của vùng trời trên lãnh thổ quốc gia là trùng với độ cao của tầng khí quyển, còn độ sâu của nó là tâm trái đất. Tuy nhiên, hiện nay luật quốc tế cũng như luật quốc gia chưa quy định giới hạn chiều cao biên giới vùng trời và chiều sâu biên giới vùng lòng đất của quốc gia. Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh "Terra" có nghĩa là đất đai, Trái Đất. .
- Theo Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã quy định rất rõ lãnh thổ Việt Nam gồm có đất liền, hải đào, vùng biển và vùng trời. Lãnh thổ quốc gia là bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, riêng biệt của một quốc gia, mà tại đó quốc gia duy trì giới hạn quyền lực của nhà nước đối với cộng động dân cư trong lãnh thổ. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế đề ra. Trong đó, chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ là việc quốc gia là chủ thể duy nhất có toàn quyền quyết định một vấn đề gì đó có liên quan đến lãnh thổ của mình, không một chủ thể nào khác có quyền can thiệp hay xâm phạm chủ quyền này. Về mặt ý nghĩa thì lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất cần thiết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của quốc gia – chủ thể của Luật Quốc tế, lãnh thổ quốc gia xác định một không gian quyền lực của quốc gia đối với một cộng đồng dân cư ổn định.
2. Vùng lãnh thổ là gì?
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nhất và được chấp nhận về vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ khái niệm tổng quát theo luật pháp của quốc gia, có thể hiểu vùng lãnh thổ theo cách tổng quát như sau: Vùng lãnh thổ là một quốc gia mà bị thiếu đi ít nhất một trong 4 yếu tố theo tư pháp quốc tế để cấu thành quốc gia chính thức. Tuỳ thuộc vào yếu tố bị thiếu cũng như đặc điểm của các yếu tố mà vùng lãnh thổ sẽ có hình thức tồn tại khác nhau. Về phương diện tự nhiên, lãnh thổ không có ranh giới phân chia vùng, miền.
3. Phạm vi lãnh thổ
- Phạm vi lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lí đất nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác. Cụ thể, phạm vi lãnh thổ Việt Nam gồm:
1. Vùng đất
- Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền, các hải đảo của một quốc gia, bao gồm cả phần đảo gần bờ và đảo xa bờ. Đây được xác định là bộ phận quan trọng nhất, là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền của mình, cũng là nơi xuất phát của chủ quyền quốc gia đối với vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
+ Diện tích gồm: 331.212 km²
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong đó đường biên giới chung với:
• Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km).
• Phía Tây giáp Lào (gần 2100km).
• Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).
- Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước thông qua nhiều cửa khẩu tương đối thuận lợi.
2. Vùng nước (vùng biển)
- Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Dựa vào vị trí, tính chất riêng của từng vùng người ta thường chia các vùng nước thành các thành phần.
- Vùng biển Việt Nam có Diện tích khoảng 1 triệu km². Đường bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Trong 63 tỉnh thành thì có 29 tỉnh và thành phố giáp với biển.
- Vùng biển Việt Nam được hợp thành từ các bộ phận sau:
+ Các bộ phận hợp thành vùng biển gồm: - Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (Nối các đảo ngoài cùng gọi là đương cơ sở).
+ Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở là 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền các nước ven biển (bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư …) vùng này cách lãnh hải 12 hải lí (cách đường cơ sở 24 hải lí).
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyển, máy bay của nước ngoài vẫn đi lại theo Công ước quốc tế về đi lại. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
+ Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
3. Vùng trời
Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên trên toàn bộ vùng đất và vùng nước, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt của quốc gia. Hiện nay, độ cao của vùng trời không được Luật Quốc tế quy định cụ thể, các nước dựa vào trình độ khoa học để tự xác định lấy độ cao vùng trời của quốc gia mình.
4. Vùng lòng đất
Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia. Vùng lòng đất dưới yùng đất và vùng nước quốc gia không được luật quốc tế và luật quốc gia quy định giới hạn chiều sâu. Trong khoa học luật quốc tế, tồn tại quan điểm rộng rãi cho rằng giới hạn chiều sâu của vùng lòng đất quốc gia phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và khai thác của quốc gia đó. Quan điểm này có mặt hạn chế ở chỗ, tạo ra sự bất bình đẳng trên thực tế giữa các quốc gia láng giềng trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm trái đất.
Dưới đây là bài viết với nội dung Lãnh thổ là gì? Vùng lãnh thổ là gì? Phạm vi lãnh thổ là gì? do công ty Luật Hòa Nhựt tổng hợp và biên tập. Hy vọng nội dung cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Trong quá trình biên tập không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!