Mua sắm công là gì? Những yếu tố chủ yếu của quy tắc mua sắm công?

Mua sắm chính phủ (hay là mua sắm công) là một nội dung quan trọng được đưa vào đàm phán trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mục tiêu tạo sự thuận lợi, công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà thầu nội địa và nước ngoài, cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Chính phủ.

1. Khái niệm về mua sắm công (mua sắm chính phủ)

Mua sắm công nói chung có thể định nghĩa là hoạt động của một cơ quan công quyền trong việc mua hàng hoá và dịch vụ hay giao thầu công trình vì những nhu cầu của mình.

Quy tắc về mua sắm công đã được thông qua cả ở cấp quốc gia và cấp quốc tế. Bản Thoả thuận Marrakesh thiết lập Tổ chúc Thương mại thế giới (WTO) bao gồm cả Hiệp định Mua sắm Chính phủ đa biên(1). Liên minh châu Âu (EU), với tư cách là bộ phận của thị trường nội khối, đã chấp thuận nhũng bản chỉ dẫn toàn diện trong lĩnh vục nàý. Ngoài ra, các hiệp định thương mại khu vục như Công ước Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) như EFTA-FTAs với các nước thứ ba cũng có nhũng điều khoản về mở của thị trường mua sắm công.

Không phải tất cả các nước đều là thành viên của các hiệp định quốc tê. Tuy nhiên, các nước có thể đã cháp thuận luật lệ quốc gia mà ít hay nhiều đều tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Lĩnh vực và phạm vi của các hiệp định quốc tế có thể khác nhau. Ví dụ, Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO (GPA) điều chỉnh việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ và giao thầu công trình bởi các cơ quan công quản trung ương và dưới cấp trung ương. Những mua sắm bởi các nhà thầu trong lĩnh vực công ích cũng được gộp vào nhưng ở mức độ ít hơn so với các chỉ dẫn của Cộng đồng châu Âu (EC) và trong Hiệp định EEA. Mặt khác, Hiệp định FTA của EFTA với những nước Trung và Đông Âu lại có những điều khoản về tự do hoá thị trường mua sắm công chỉ đối với việc mua sắm hàng hoá tiến hành với những cơ quan chính phủ cấp trung ương. 

2. Các quy tắc về mua sắm công có ý nghĩa như thế nào?

Mua sắm công và cạnh tranh được gắn kết với nhau. Thực tiễn mua sắm công ưu đãi một số doanh nghiệp có thể có tác dụng tiêu cực đối với cạnh tranh và làm biến dạng buôn bán theo một kiểu giống như hành vi “ưu tiên” (thực tế là hạn chế kinh doanh và lạm dụng vị trí chủ đạo) hoặc có viện trợ quá mức của Nhà nước.

Những quy tắc mua sắm công phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng đảm bảo mặt bằng sân chơi cho các nhà thầu quan tâm tới việc cung cấp hàng hoặc dịch vụ cho các cơ quan công quản. Do kết quả của việc tăng độ cạnh tranh, các nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả hơn và ngân sách sẽ được sử dụng kinh tế hơn. Những chính sâch quốc gia mua sắm hạn chế cạnh tranh và dẫn tới chi phí cao hơn vì những chính sách đó không đếm xỉa tới những khác biệt về giá giữa các nước và những hiệu quả dài hạn của việc mở cửa thị trường.

Mua sắm công chiếm một phần đáng kể GDP ở đa số các nước châu Âu và các nơi khác. Chẳng hạn, ước tính tổng trị giá mua sắm bị chi phối bởi các nguyên tắc của cộng đồng, các quy tắc, hoặc các hướng dẫn, là 1.005 triệu EUR, năm 1998, chiếm 13,5% GDP.

Nếu các chính phủ được phép giữ thị trường mua sắm khép kín không có cạnh tranh, do vậy bỏ quên việc quản lý kinh tế có quy củ thì những lọi ích thu được từ tự do hoá thương mại sẽ có thể bị tổn hại nghiêm trọng. 

3. Những yếu tố chủ yếu của các quy tắc mua sắm công

Những yếu tố chủ yếu của các quy tắc mua sắm công nằm trong những thoả thuận quốc tế bao gồm: những thủ tục đấu thầu, sự trong sáng, sự không phân biệt đối xử về những quy cách kỹ thuật, những tiêu chí khách quan để lựa chọn người dự thầu và ký kết hợp đồng thầu, những thủ tục thử thách.

3.1. Không phân biệt đối xử

Những thủ tục đấu thầu (thủ tục thường để ký kết hợp đồng) nhằm mục đích bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà cung cấp trong nước với các nhà cung cấp nước ngoài. Những thủ tục mở thầu công khai hoặc hạn chế thường được áp dụng. Trong mở thầu công khai, tất cả các doanh nghiệp đều được tham gia dự thầu, trong khi ở đấu thầu hạn chế chỉ một số các nhà thầu, nhà cung cấp tiềm năng đã được lựa chọn một cách khách quan mới có quyền dự thầu. Trong những hoàn cảnh đặc biệt và theo những điều kiện chặt chẽ, hợp đồng thầu có thể được ký kết trên cơ sở tham vấn và đàm phán với một nhà thầu mà không mở thầu.

Hiệp định GPA xác lập 2 nguyên tắc cơ bản đối với mua sắm công: đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Tuân theo những nguyên tắc này, với sự tổn trọng toàn bộ luật pháp, thể lệ, quy trình và thông lệ liên quan tới mua sắm của chính phủ mà Hiệp định này điều chỉnh, các bên sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng của các phía khấc, sự đối xử không kém thuận lợi so với đối xử dành cho các sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng trong nước, cũng như dành cho sản phẩm, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng của bất kỳ một bên nào khác. Hơn thế nữa, các bên sẽ bảo đảm rằng các cơ quan bên mình sẽ đối xử với các nhà cung cấp điạ phương không có chút gì khác biệt với những nhà cung cấp có cổ phần nước ngoài hoặc hoàn toàn von nước ngoài. Họ cũng sẽ không đối xử phân biệt với các nhà cung cấp được thành lập tại điạ phương trên cơ sở nước sản xuất hàng hoá hoặc dịch yụ được cung cấp, miễn là nước sản xuất đó cũng là thành viên của Hiệp định này. Tuy nhiên, có thể có một số ngoại lệ đối với các nước đang phát triển là thành viên của GPA.

3.2. Yếu tố minh bạch

Những điều khoản về sự minh bạch cùng với các điều khoản khác thường quy định những đòi hỏi tối thiểu về việc công bố các thông báo gọi thầu và thông báo thắng thầu. Mục đích là cung cấp cho tất cả các nhà thầu tiềm năng thông tin cần thiết liên quan tới việc mở thầu và kết quả của thủ tục thầu.

Theo quy định tại Điều XVII GPA 1994:

Mỗi Bên phải khuyến khích các chủ đầu tư đưa ra các điều kiện và điều khoản, bao gồm cả sự khác biệt so với quy trình đấu thầu cạnh tranh, hoặc sự tiếp cận các thủ tục khiếu nại, theo đó các nhà thầu từ các nước không phải là thành viên của Hiệp định này cũng được phép tham gia đấu thầu, nhưng với tinh thần tạo sự minh bạch trong trao thầu, theo đó luôn luôn:

(a) Nêu rõ về các hợp đồng theo quy định tại Điều VI (tiêu chuẩn kỹ thuật);

(b) Phát hành thông báo mời thầu đề cập tại Điều IX, bao gồm các chỉ dẫn về các điều kiện và điều khoản mà theo đó các nhà thầu từ các nước không phải là thành viên của Hiệp định này được tham gia trong bản thông báo đề cập tại khoản 8 Điều IX (tóm tắt thông báo mời thầu) được phát hành bằng ngôn ngữ chính thức của WTO; một số thông tin sơ bộ về điều kiện đấu thầu đối với nhà thầu từ các quốc gia thành viên.

(c) Sẵn sàng đảm bảo rằng các quy định về đấu thầu không thường xuyên thay đổi trong quá trình đấu thầu và, trong những trường hợp thay đổi là không tránh khỏi, phải đảm bảo có những cách xử lý thỏa đáng.
 

3.3. Quy cách kỹ thuật

Quy cách kỹ thuật nghĩa là định rõ những đặc tính của hàng hóa và dịch vụ gọi thầu, chẳng hạn như chất lượng, tính năng hoạt động, độ an toàn và kích thước, biểu tượng, thuật ngữ, quy cách đóng gói, ghi nhãn mác và dán nhãn mác, hoặc quy trình và cách thức sản xuất và các yêu cầu về thủ tục chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ do các chủ đầu tư quy định. Tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ không được xây dựng, ban hành hay áp dụng nhằm tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Việc sử dụng những quy cách kỹ thuật không phân biệt đối xử ngụ ý rằng mọi sản phẩm và dịch vụ sẽ mua sắm phải được làm rõ các đặc tính phù hợp với những tiêu chí khách quan. Những tiêu chí này, nếu có thể, phải căn cứ vào các đòi hỏi về hiệu quả hoặc dựa trên những tiêu chuẩn thường được sử dụng. Nên tránh những dẫn chiếu tới những thương hiệu, tên, thiết kế hoặc kiểu cách cụ thể.

Quy cách này cần phải được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với quan điểm loại trừ những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Trong trường hợp thích hợp, nhữnghg quy cách kỹ thuật nên hướng về hiệu quả hơn là về các đặc tính thiết kế và mô tả, nên dựa trên các quy tắc kỹ thuật quốc tế hoặc ở nơi có các quy định kỹ thuật quốc gia khác hơn, hoặc tiêu chuẩn quốc gia được thừa nhận, - hoặc tiêu chuẩn được xây dựng nên.

Trừ phi không còn cách nào khác để mô tả những yêu cầu của việc mua sắm thì mọi điều kiện hoặc dẫn chiếu tới một thương hiệu hoặc tên, hoặc một sáng chế, thiết kế, kiểu loại cụ thể nào hoặc dẫn tới một nhà cung cấp, nhà sản xuất, hoặc một xuất xứ nhất định đều sẽ không thể được chấp nhận.

3.4. Yếu tố khách quan.

Những tiêu chí để chọn người dự thầu và ký kết hợp đồng thầu cần phải khách quan. Những tiêu chuẩn này đuợc nêu rõ trong hồ sơ gọi thầu và nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất những tiêu chí đó sẽ được giao thầu. Thông thường, hợp đồng thầu được ký kết trên cơ sở hoặc là giá thấp nhất hoặc là đơn thầu có ưu thế nhất về kinh tế.

Trường hợp này có thể bao gồm các nhân tố như giá, chi phí vận hành hoặc chi phí hiệu quả, phẩm chất, giá trị kỹ thuật, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật hậu mãi, và sự an toàn ổn định trong cung cấp.

3.5. Những điều khoản thử thách.

Những điều khoản về những thủ tục thử thách làm tăng sự tôn trọng các quy tắc mua sắm công. Thủ tục thử thách cho phép các nhà dự thầu không thắng thầu phải thử thách với quyết định giao thầu và có thể bao gồm việc sử dụng những giải pháp tạm thời (tạm ngưng thủ tục) và/hoặc bồi thường tổn thất (người bị thách thức được bồi thường).

Các bên trong Hiệp định GPA phải xác lập những thủ tục có hiệu quả và trong sáng, đúng lúc, không phân biệt đối xử, tạo khả năng cho các nhà cung cấp thử thách những điều bị cho là vi phạm Hiệp định. Giới hạn thời gian cho việc khởi phát thủ tục thử thách sẽ không ít hơn 10 ngày. Việc thử thách phải được đưa ra trình bày ở toà án hoặc một cơ quan rà soát có tính độc lập và vô tư. Cùng với các nội dung khấc, thủ tục cần cung cấp những biện pháp tạm thời nhanh chóng để sửa chữa những vi phạm (như tạm ngừng thủ tục) sửa chữa những vi phạm hoặc đền bù đối với tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh.

Kết luận: Những hiệp định quốc tế với những quy tắc về mua sắm công đảm bảo sự cạnh tranh và đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn vốn công cộng. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy tắc này, đặc biệt là những quy tắc liên quan tính trong sáng, làm phát sinh những chi phí hành chính cao đối với các cơ quan công cộng. Nhằm mục đích đảm bảo lợi ích phải lớn hơn chi phí, các thoả ước quốc tế thường định ra những trị giá ngưỡng. Do vậy, các quy tắc sẽ chỉ được ấp dụng khi mà các đơn hàng mua sắm công có giá trị vượt một giới hạn nào đó.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!