Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) là gì?

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) là điều ước quốc tế đa phương nhằm thực hiện tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên trên cơ sở các biểu thuế quan và điều kiện buôn bán hàng hóa.

1. Quy định chung về hiệp định GATT ?

Hiệp định này được kí ngày 23.10.1947 và có hiệu lực từ ngày 01.01. 4948. GATT tồn tại cho đến ngày 31.12.1995. Tổ chức kế thừa GATT là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Xem thêm: Tổ chức thương mại thế giới).

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, GATT là diễn đàn đàm phán. Trong 48 năm hoạt động, GATT trải qua 8 vòng đàm phán: vòng Giơnevơ năm 1947 đàm phán về thuế; vòng Annecy (năm 1949) đàm phán về thuế, vòng Torquay (1950- 1951) đàm

phán về thuế, vòng Giơnevơ (1955- 1956) đàm phán về thuế; vòng Dillon (1961- 4962) đàm phán về thuế; vòng Kennedy (1964- 4967) đàm phán về thuế và các biện pháp chống phá giá; vòng Tôkyô (1973-1979) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung; vòng Uruguay (1986-1994) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tác, các dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt, may mặc, nông nghiệp và việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

2. Nguyên nhân của việc ký cam kết đánh thuế thu nhập giữa các quốc gia

Đánh thuế trùng là vấn đề kinh tế mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều gặp phải khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình. Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia áp dụng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kì tính thuế.

Việc đánh thuế trùng của các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do xung đột về quyền đánh thuế, mỗi quốc gia đều khẳng định và áp dụng quyền đánh thuế của mình theo một hoặc hai hoặc cả ba nguyên tắc là theo quốc tịch, theo nơi cư trú và theo lãnh thổ. Chẳng hạn, trường hợp một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế với khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài của một đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú ở quốc gia này. Còn quốc gia khác lại khẳng định quyền đánh thuế cũng đối với khoản thu nhập đó vì lí do khoản thu nhập này phát sinh tại quốc gia mình (xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia nơi cư trú).

Thứ hai, do pháp luật các nước quy định về cách xác định quốc tịch, nơi cư trú, nguồn thu nhập cũng khác nhau dẫn tới các trường hợp đánh thuế trùng. Chẳng hạn, hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế dối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng nộp thuế vì cho rằng đối tượng nộp thuế cư trú ở nước họ (xung đột giữa hai quốc gia về việc xác định đối tượng cư trú). Hoặc trường hợp hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng đánh thuế bởi họ cho rằng thu nhập phát sinh ờ nước họ (xung đột về cách xác định nguồn phát sinh thu nhập).

Có thể nói do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế-xã hội ngày càng mở rộng, hiện tượng một đối tượng nộp thuế có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú, nhiều nguồn thu nhập phát sinh cả trong và ngoài nước là tương đối phổ biển, dẫn tới nhiều trường họp bị đánh thuế trùng đổi với các loại thuế trực thu.

Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Chẳng hạn, việc đánh thuế trùng sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu tư bản đối vói nước có nhiều vốn đầu tư. Bởi vì, mục đích của nhà đầu tư khi đau tư vốn ra nước ngoài là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nếu bị đánh thuế trùng sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ đã thu được, do vậy họ sẽ hạn chế không muốn đầu tư ra nước ngoài trong khi họ đang thừa vốn và có ý muốn đầu tư. Đối với các quốc gia thiếu vốn đầu tư việc đánh thuế trùng sẽ ngăn cản việc đầu tư vào nước mình, mặc dù quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nhưng những lợi ích kinh tế mà quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư đã ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị loại trừ do việc bị đánh thuế trùng. Bởi vì, việc chuyển lợi nhuận từ một nước - nơi phát sinh thu nhập về nước là nơi người nộp thuế thuộc đối tượng cư trú sẽ bị thu thuế đầy đủ. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư mà một nước đã cố gắng khuyển khích thông qua chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư...

Chính vì xuất phát từ lợi ích của quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lí hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp, tài chính, cùng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng lặp giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng việc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương, đa phương về thuế. Ngoài ra, hiệp định tránh đánh thuế hai lần ra đời còn xuất phát từ yêu cầu chống trốn lậu thuế quốc tế, bảo vệ nguồn thu ẹho ngân sách mỗi quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của chuyên gia từ nước này sang nước khác vạ vì mục đích hỗ trợ trao đổi văn hoá-giáo dục... qua đó củng cố và tăng cường mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia.

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là văn kiện pháp lí song phương trong đó đưa ra khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi thuế từ đối tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới đồng thời loại bỏ rào cân đối với dòng luân chuyển hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động giữa quốc gia.

Xét trên phương diện luật pháp thì hiệp định tránh đánh thuế hai lần chính là những quy định giới hạn quyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lí của hiệp định.

Xét trên phương diện kinh tế thì hiệp định tránh đánh thuế hai lần là sự thoả thuận nhằm phân chia nguồn thu cho ngân sách nhà nước của nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn, công nghệ và phân công lao động.

Xét trên phương diện quản lí thì hiệp định tránh đánh thuế hai lần là biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước trên phạm vi quốc tế qua việc trao đổi thông tin.

Vói việc nhận thức rõ bản chất và vai trò của hiệp định tránh đánh thuế hai lần sẽ giúp chúng ta có những bước đi thích hợp trong xây đựng chính sách thuế của mình, đặc biệt điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!