Phá giá là gì? Các yếu tố của bán phá giá và thủ tục khởi kiện vụ việc bán phá giá?

Bán phá giá trong TMQT là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Điều này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất đáng kể cho nền kinh tế trong nước.

1. Khái niệm về phá giá trong thương mại quốc tế 

Nói một cách đơn giản, phá giá là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. Các biện pháp chống phá giá là những biện pháp mà nhà nước nhập khẩu áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá tại thị trường nước này. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.

Thực tế, ít có những phương tiện nào khác trong kho tàng chính sách thương mại quốc tế lại gây ra những phản ứng xúc động như phá giá và các biện pháp chống phá giá. Chúng tạo ra những bài báo với dòng "title" lớn mà các chính trị gia sử dụng để kêu gọi sự hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong nước, gây ra những bất lợi trong quan hệ vốn là hữu nghị giữa các nước. Các nhà lãnh đạo hoặc các đại diện của một số ngành kinh tế dẫn chiếu các bài báo này để giải thích cho sự thất bại của các ngành kinh tế trong nước. Và chúng được trích dẫn như một bằng chúng về chế độ bảo hộ và sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước.v.v..

Do đó hiểu được phá giá là gì theo các nguyên tắc thương mại quốc tế và trong điều kiện nào các biện pháp đối phó được áp dụng và áp dụng như thế nào là điều rất quan trọng. Một mặt, điều này khá đơn giản bởi vì ngày nay các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (WTO/GATT) đã hầu như được công nhận như một tiêu chuẩn toàn cầu. Mặt khác, những tiêu chuẩn này không thể được hoàn thiện hoặc không có ý định hoàn thiện mọi chi tiết do sự phúc tạp của thương mại quốc tế. Điều này tạo cho các nhà chức trách ở mỗi quốc gia quyền tự do đáng kể trong khi quyết định từng trường hợp cụ thể.

2. Các yếu tố của phá giá trong thương mại quốc tế

Theo quy định tại Điều VI của Hiệp định GATT 1947 và những điều khoản trong Hiệp định WTO 1994 về việc thi hành, các bên ký kết thừa nhận rằng việc bán phá giá, theo đó sản phẩm của một quốc gia được đưa vào thương mại của một quốc gia khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, sẽ bị lên án nếu nó gây ra hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể cho một ngành công nghiệp lâu đời lãnh thổ của một bên ký kết hoặc hạn chế nghiêm trọng việc thành lập ngành công nghiệp trong nước.

Theo mục đích của Điều này, một sản phẩm được coi là được đưa vào thương mại của một nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó, nếu giá của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác:

(a) thấp hơn giá có thể so sánh, trong quá trình thương mại thông thường, đối với sản phẩm tương tự khi được tiêu thụ ở nước xuất khẩu, hoặc

(b) trong trường hợp không có giá trong nước như vậy, sẽ thấp hơn một trong hai:

(i) giá có thể so sánh cao nhất cho sản phẩm tương tự để xuất khẩu sang bất kỳ nước thứ ba nào trong hoạt động thương mại thông thường, hoặc

(ii) chi phí sản xuất sản phẩm tại nước xuất xứ cộng với một khoản bổ sung hợp lý cho chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

Thứ nhất, một sản phẩm được “đưa vào thị trường một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường của nó”;

Theo định nghĩa tại Điều 2 của Hiệp định Bổ sung 1994, “giá trị thông thường” là giá có thể so sánh được trong quâ trình mua bán bình thường của một sản phẩm tương tự được tiêu thụ ở nước xuất khẩu. Nếu không có giâ so sánh được tại thị trường của nước xuất khẩu thì giấ cả sẽ được phân tích dựa vào giá xuất khẩu tới một nước thứ ba hoặc là các chi phí sản xuất cộng với chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận. Khi đã được xác định, giá trị thông thường này được so sánh với giá bị coi là giá “phá giá” để xác định cái gọi là “biên độ phá giá”.

“Sản phẩm tương tự” là sản phẩm giống hoặc dù không giống ở mọi khía cạnh thì cũng có những đặc trưng rất giống với những đặc trưng của sản phẩm đang xem xét.

Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:

Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu) / giá xuất khẩu

Trong đó:

Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);

Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

Thứ hai, một ngành kinh tế nội địa ở nước nhập khẩu bị thiệt hại, đe doạ bị thiệt hại hay sự hình thành của ngành kinh tế đó bị chậm lại;

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

- Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);

- Về mức độ, cần được kiểm tra độc lập xem liệu có sự gia tăng đáng kể về khối lượng hàng nhập khẩu không và liệu sự gia tăng này có ảnh hưởng đến giá cả của các mặt hàng tương tự ở thị trường trong nước không các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;

- Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)

Thứ ba, thiệt hại thực sự hay đe doạ bị thiệt hại do việc nhập khẩu với giá thấp hơn giá bình thường.

Thành tố thứ ba là mối liên kết nhân quả, có nghĩa là sự gia tăng hàng nhập khẩu phải là két quả của sự thay đổi về giá cả trên thị trường. Để’ xác định được mối liên kết này cần tính đến hàng loạt các nhân tố có liên quan và một số nhân tố đã được liệt kê với tính cách hướng dẫn trong Hiệp định Bổ sung 1994. Đặc biệt khi có sự đe dọa về thiệt hại vật chất thì việc xác định này tạo nên quyền tự do đáng kể cho cơ quan điều tra quốc gia.

3. Thủ tục khởi kiện vụ việc bán phá giá

Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không. Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:

3.1. Đệ đơn

Về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền quốc gia chỉ mở một cuộc điều tra về những hoạt động phá giá căn cứ vào đơn đề nghị đuợc viết bởi hoặc nhân danh một ngành công nghiệp nước nhập khẩu. Đơn này phải kèm theo bằng chúng rõ ràng về sự có mặt của 3 yếu tố đã nêu trên. Điều 5 của Hiệp định Bổ sung quy định rõ ràng về những thông tin cần phải cung cấp. Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và

- Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước

3.2. Điều tra

Các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra “độ chính xác cũng như sự đầy đủ của bằng chúng đã cung cấp” để xác định xem đơn đề nghị có đáng mở một cuộc điều tra hay không. Sự kiểm tra này có liên quan đến cùng những nội dung khác một câu hỏi là liệu đơn đề nghị này có thật sự do hoặc nhân danh ngành công nghiệp ưong nước viết hay không? Các nhà quản lý sẽ không công khai về đơn đề nghị này cho đến khi có quyết định tiến hành điều tra. Vào lúc này, những nước có sản phẩm bị kiểm tra sẽ được thông báo và được công bố rộng rãi. Những điều khoản tiếp sau đưa ra các quy tắc mang tính thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan cần được giám sát trong quá trình điều tra. Theo thông lệ, các cuộc điều tra phải kết thúc trong vòng 1 năm và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không quá 18 tháng.

3.3. Quyết định

Để tránh những thiệt hại cho thị trường trong nước trong quá trình điều tra và nếu những điều kiện khác đều được thoả mãn thì các nhà chức trách có thể áp dụng các biện pháp tạm thời. Những biện pháp này có thể gồm một mức thuế tạm thời hoặc một khoản ký quỹ bảo đảm.

Cuộc điều tra có thể kết thúc nếu như nhà xuất khẩu có liên quan đưa ra một cam kết tự nguyện và thỏa đáng “xem xét lại giá cả hoặc ngừng xuất khẩu sang khu vực đang điều tra với giá bán phá giá (gọi là cam kết giá cả). Các chi tiết được giải thích rõ ràng tại Điều 8 của Hiệp định Bổ sung.

Nếu tất cả các yêu cầu cần thiết đều được thoả mãn và không có một cam kết giá cả nào được đưa ra, thì nhà chức trách có thể quyết định áp dụng thuế chống phá giá đủ bù toàn bộ biên độ phá giá hoặc có thể ít hơn nhưng không được nhiều hơn (xem Điều 9 của Hiệp định bổ sung)

3.4. Các biện pháp sau quyết định

Thuế chống phả giá được rà soát lại, hoặc theo sáng kiến nhà chức trách hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, về nguyên tắc, mức thuế xác định sẽ không được áp dụng quá 5 năm, song cũng có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này nếu như một số yêu cầu được đáp ứng

11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại, sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!