Cản trở trong đấu thầu gồm những hành vi nào?

Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ. Việc đấu thầu phải được diễn ra minh bạch, trung thực, công bằng và đúng pháp luật. Những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý. Vậy cản trở trong đấu thầu gồm những hành vi nào?

1. Cản trở trong đấu thầu gồm những hành vi nào?

Cản trở trong hoạt động đấu thầu là hành vi của cá nhân, tổ chức ngăn cản, gây khó khăn, trở ngại cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoặc tham gia hoạt động đấu thầu. Thông qua việc cản trở hoạt động đấu thầu, các cá nhân tổ chức làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, làm sai lệch hồ sơ, gây thiệt hại về tài sản, hiệu quả hoạt động đấu thầu, hiệu quả thực hiện dự án đầu tư…

Căn cứ theo quy định tại Điều 89Luật Đấu thầu 2013 quy định về hành vi cản trở trong đấu thầu như sau:

Cản trở trong đấu thầu bao gồm các hành vi sau đây:

- Hủy hoại chứng cứ, che giấu chứng cứ, thay đổi chứng cứ trong đấu thầu

- Đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận trong đấu thầu

- Báo cáo sai sự thật về hoạt động đấu thầu

- Thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu

- Gây cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong đấu thầu

2. Hành vi cản trở trong đấu thầu bị xử lý như thế nào

Căn cứ theo quy định tại Điều 121Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì khi có hành vi vi phạm đấu thầu sẽ bị xử lý như sau:

- Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở trong đấu thầu và những hành vi vi phạm khác.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.

- Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Thực tiễn áp dụng các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu

Việc pháp luật quy định chi tiết những hành vi bị cấm, những hành vi vi phạm với hình thức xử lý tương ứng đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập như sau:

Những sai phạm vẫn chỉ bị xử lý nhẹ tay: Gần đây, nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành về đầu tư công, chấp hành pháp luật trong đấu thầu ở các địa phương đã điểm mặt hàng loạt sai phạm trong đấu thầu, nhưng trong các kết luận thanh tra, đặc biệt là phần kiến nghị xử lý sai phạm liên quan đến khâu lựa chọn nhà thầu, đa phần chỉ là hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Điển hình như tại tỉnh Đồng Nai, sau khi tiến hành thanh tra tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư phát hiện nhiều sai sót. Và cũng như hai trường hợp kể trên tại tỉnh Long An, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cũng chỉ đề nghị phạt hành chính, hủy thầu, thay đổi chủ đầu tư và nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng cũng khiến việc vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn phổ biến. Như chúng ta thấy vi phạm thường xảy ra ở các dự án đầu tư công, từ những gói thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn vốn ODA.

Chỉ cần siết chặt khu vực này thì việc thông thầu, vi phạm quy trình đấu thầu sẽ được giảm thiểu đáng kể. Tại Việt Nam, Luật Đấu thầu 2013 mặc dù đã có nhiều quy định rất ưu việt, tuy nhiên, trong bối cảnh các hành vi hối lộ, tham nhũng, gian lận vẫn còn phổ biến và nhức nhối trong xã hội, thì luật pháp là chưa đủ, mà còn cần sự quyết tâm của cơ quan thực thi và giám sát thực thi pháp luật.

Những vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đấu thầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động đấu thầu, một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của quốc gia. Do đó, khi pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này thì việc các cơ quan có thẩm quyền đưa những quy định này thi hành trên thực tế là cần thiết để hoạt động đấu thầu diễn ra hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra.

4. Các chiêu trò nhằm cản trở trong đấu thầu

- Đe dọa, khủng bố người đấu thầu

Có nhiều trường hợp doanh nghiệp mang hồ sơ mời thầu đến nộp, nhưng bị một số đối tượng lạ mặt cản trở ngay phía ngoài trụ sở nơi nhận hồ sơ. Sự việc không dừng lại ở đây, người tham gia đấu thầu còn bị khủng bố đe dọa bằng tin nhắn.

Nhận thức rằng quyền tham gia đấu thầu được pháp luật bảo vệ nhưng đang bị xâm phạm nghiêm trọng, doanh nghiệp chỉ còn biết kêu cứu đến các cơ quan chức năng, trong đó có báo chí. 

- Chặt chém để bù vào giá chào thầu thấp

Một chiêu trò khác là sau khi dự án vận hành, đến lúc thay thế phụ tùng, vật tư thì các nhà thầu này nâng giá đồ thay thế. Những vật tư, thiết bị này đều là thiết kế riêng, không thể mua của nhà cung cấp khác. Thế là họ quay ra chặt chém để bù vào giá chào thấp. Đó là chưa kể, nhà thầu nước ngoài rất khôn khéo khi đưa vào hồ sơ thầu các điều khoản không rõ ràng về khối lượng công việc, giá cả. Sau khi trúng thầu, họ tìm cách hất chân nhà thầu phụ Việt Nam bằng cách đưa ra giá rẻ mạt, thấp hơn giá thành.

- Tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu cũng xảy ra vô cùng phổ biến. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là đối với những trường hợp cấp bách hoặc đối với những khoản chi nhỏ, Luật Đấu thầu đã quy định các trường hợp được chỉ định thầu, quy định các hạn mức để được áp dụng chỉ định thầu, loại dưới 100 triệu, dưới 500 triệu và dưới 1 tỷ. Tuy nhiên, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn ra rất phức tạp trên thực tế và đã được thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra các vụ án, vụ việc.

- Một số nhà thầu chuyên đi dự thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho một nhà thầu đã định sẵn trúng thầu. Thực tế còn có tình trạng, với sự tiếp tay của bên mời thầu là chủ đầu tư đã tạo ra cuộc đấu thầu thành một vở kịch với sự tham gia của những quân xanh, quân đỏ để rồi sau đó đưa quân đỏ đường đường, chính chính trúng thầu. Hệ lụy của tình trạng quân xanh, quân đỏ này khiến cho dư luận nghi ngại, khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính không được cạnh tranh một cách sòng phẳng và mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, đặc biệt nghiêm trọng đó là mất đi tiền của của Nhà nước và để lại những công trình, dự án kém chất lượng.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cản trở trong đấu thầu gồm những hành vi nào? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!