1. Sửa đổi hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP:
- Hình thức xử phạt chính là tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
- Hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
- Trước đây, hình thức xử phạt chính còn bao gồm tước giấy giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Không xử phạt đối với hành vi sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và thời hạn đình chỉ chỉ từ 01 tháng đến 12 tháng
2. Quy định về đối tượng áp dụng
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định cụ thể các đối tượng áp dụng như sau: Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, … hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (cụ thể tại Khoản 2, Điều 2).
- Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật
3. Tăng mức phạt với hành vi nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản
Theo quy định khoản 13 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi:
Nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định từ 30 ngày đến dưới 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo.
- Bổ sung quy định phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi:
Không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định (tổ chức, cá nhân nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản chậm từ 60 ngày trở lên kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo được xem là không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản).
(Trước đây, thời hạn nộp chậm báo cáo định kỳ là quá 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản)
Mức phạt này áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)
4. Tăng mức phạt đối với hành vi nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản
Theo quy định tại khoản 14 Điều 36 Nghị định 04/2022/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi:
Nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định từ 30 ngày đến dưới 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo.
- Bổ sung quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (tổ chức, cá nhân nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản chậm từ 60 ngày trở lên kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo được xem là không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản).
(Trước đây, thời hạn nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản là quá 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền)
Mức phạt này áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
5. Điểm mới khác về XPVPHC lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Hướng dẫn chi tiết thời hiệu xử phạt vi phạm lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:
- Bổ sung Điều 5a Nghị định 36/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm các hành vi vi phạm đã kết thúc và các hành vi vi phạm đang thực hiện là 02 năm.
- Bổ sung Điều 5b Nghị định 36/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 02 năm.
Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Bỏ hình thức tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.
- Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, làm lệch nội dung đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính:
- Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Điểm mới về xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!