1. Quy định về hạn mức chỉ định thầu theo luật đất thầu?
Thưa luật sư, Hiện bên công ty chúng tôi đang bắt đầu tiến hành 1 gói chỉ định thầu gói thầu bảo dưỡng máy móc cơ khí chuyên dùng, giá trị gói thầu dưới 500tr.
Vậy về thủ tục thực hiện chúng tôi đã lựa chọn đúng hình thức chưa? Và kính mong Luật Hòa Nhựt có thể hướng dẫn cho chúng tôi được 1 bộ mẫu hồ sơ trọn vẹn về việc này ?
Trân trọng cảm ơn, Kính chúc Luật Hòa Nhựt luôn vững mạnh...
Trả lời:
Chỉ định thầu theo quy định tại Điều 23 Luật đất thầu năm 2013 như sau:
"Điều 22. Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảovệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảmtính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầukhác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiếntrúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranhhoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thicông công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuậtdo một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặtbằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầuquy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điềukiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầutư vấn chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiệngói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trườnghợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngàyphê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợpgói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấuthầu.
3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầuquy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tạikhoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khácquy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụnghình thức lựa chọn nhà thầu khác.
4. Chỉ định thầu đối với nhà đầutư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liênquan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiệndự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ Điều 54 Nghị định Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định hạn mức chỉ định thầu như sau:
"Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên."
Vậy, gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công, và gói thầu dự toán mua sắm thường xuyên thì cần áp dụng hạn mức chỉ định thầu theo quy định trên. Công ty bạn tiến hành gói chỉ định thầu gói thầu bảo dưỡng máy móc cơ khí chuyên dùng, giá trị gói thầu dưới 500tr phù hợp với quy định của pháp luật.
Mẫu hồ sơ chỉ định thầu quy định như sau: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn thi:
"Điều 2. Áp dụng Mẫu Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn
1. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn thì áp dụng Mẫu Hồ sơ mời quan tâm và Mẫu Hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp đấu thầu rộng rãi không lựa chọn danh sách ngắn hoặc đấu thầu hạn chế thì áp dụng Mẫu Hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp chỉ định thầu thì áp dụng Mẫu Hồ sơ yêu cầu ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Khi áp dụng Mẫu Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, tổ chức, cá nhân lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và điều kiện của thị trường mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trong Mẫu Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu, những chữ in nghiênglà nội dung mang tính hướng dẫn, minh họa và sẽ được người sử dụng cụ thể hóa căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trường hợp sửa đổi, bổ sung vào phân in đứng của Mẫu này thì tổ chức, cá nhân lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật về đấu thầu; chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sửa đổi, bổ sung.
5. Khi áp dụng Mẫu Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu, trường hợp đặc thù cần áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh thì chủ đầu tư, bên mời thầu căn cứ vào các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP để vận dụng cho phù hợp.
6. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, khi áp dụng Mẫu Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu cần thay thế cụm từ "chủ đầu tư" thành "bên mời thầu" cho phù hợp."
Vậy, trong trường hợp chỉ định thầu thì công ty bạn sẽ áp dụng mẫu Hồ sơ yêu cầu. Mẫu hồ sơ này được bạn hành kèm theo thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn.
2. Luật sư tư vấn hạn mức chỉ định thầu rút gọn ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật đấu thầu 2013 thì chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:
"1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác..... ".
Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định hạn mức chỉ định thầu như sau:
“Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.”
Theo như bạn trình bày, bên bạn có một gói thầu xây lắp (nguồn vốn ngân sách nhà nước) trị giá gần 900 triệu đồng, theo quy định trên thì đơn vị bạn được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.
3. Gộp hai công trình để chỉ định thầu được không?
Thứ nhất, về việc gộp 2 công trình xây dựng làm một để thực hiện một gói thầu
- Tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định về khái niệm đấu thấu như sau:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
- Và tại khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 có quy định về khái niệm dự án đầu tư như sau:
“Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Căn cứ vào khái niệm này thì dự án đầu tư hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định của một chủ thể nhất định. Những dự án đầu tư mà nhà đầu tư đầu tư vào thường phải lựa chọn đối tượng thực hiện. Thông thường lựa chọn đối tượng thực hiện thì sẽ thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
Xét vào trường hợp của bạn, nếu như 2 công trình xây dựng này của bạn có tính chất kỹ thuật, nội dung công việc giống nhau, địa điểm không quá xa trong cùng tỉnh thì bạn được phép gộp 2 công trình lại làm một để thực hiện một gói thầu.
Thứ hai, về chỉ định thầu
-Tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về hạn mức chỉ định thầu như sau:
“Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên”.
Quy định này quy định về áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức chỉ định đầu như sau:
+ Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
+ Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Hạn mức chỉ định thầu này áp đụng đối với chỉ định thầu rút gọn. Công ty bạn không thuộc trường hợp được chỉ định thầu rút gọn thì công ty bạn sẽ áp dụng quy định chỉ định thông thường.
- Tại Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình chỉ định thầu thông thường như sau:
"Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác".
Quy trình lựa chọn nhà thầu theo Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
+ Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Lập hồ sơ yêu cầu; Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu;
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
+ Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
+ Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu;
+ Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Như vậy, hạn mức gói thầu bạn đưa ra bạn kiểm tra thêm về điều kiện áp dụng chỉ định thầu thông thường, nếu không đảm bảo hạn mức và các điều kiện chỉ định thầu thông thường thì bạn không được phép áp dụng hình thức này.
4. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp nào?
Trong trường hợp này, Luật đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp chỉ định thầu như sau:
Điều 22. Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.
Như vậy, trường hợp công ty bạn muốn xây dựng trụ sở chính thì không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu trong trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn không phải là doanh nghiệp nhà nước theo Khoản 2 Điều 2 Luật đấu thầu 2013 có quy định:
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp của bạn lựa chọn áp dụng quy định của Luật đấu thầu 2013 thì sẽ tham gia hoạt động đấu thầu đối với gói thầy xây lắp trụ sở chính theo quy định của Luật đấu thầu 2013 .
5. Chủ đầu tư có thể thực hiện chỉ định thầu như thế nào?
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Cho tôi hỏi liên quan đến chỉ định thầu thực hiện các kế hoạch. Theo tôi được biết điều 22 luật đấu thầu quy định các trường hợp được chỉ định thầu. Tuy nhiên, quy định còn chung chung, nên tôi hỏi đơn vị tôi thực hiện kế hoạch giám sát môi trường cấp huyện hàng năm và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm. Chủ đầu tư có thể thực hiện chỉ định thầu thực hiện các kế hoạch trên như vậy có đúng quy định không?
Mong Luật sư giải thích rõ giúp tôi. Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: T.D
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 22 Luật đấu thầu 2013 quy định về chỉ định thầu:
"1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ."
Chỉ định thầu đối với nhà thầu chỉ được áp dụng cho những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2013. Đối với trường hợp của bạn, gói thầu thực hiện là gói thầu giám sát môi trường cấp huyện hàng năm và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm không thuộc các trường hợp được mà chỉ định thầu. Cho nên, chủ đầu tư không thể thực hiện chỉ định thầu cho kế hoạch nói trên.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!