Hướng dẫn mẫu Quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong chuyên ngành ngân hàng

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Hướng dẫn mẫu Quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong chuyên ngành ngân hàng. Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết nội dung này nhé.

1. Mẫu quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra trong chuyên ngành ngân hàng

(1) Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - BIDV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 121221/QĐ- 12345(3) Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra

Giám đốc ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -  BIDV (4)

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;

Căn cứ nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Căn cứ thông tư số 36 /2016/NHNN ngày ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng;

Căn cứ (5)

Căn cứ (6)

Căn cứ quyết định số 21231 ngày 9 tháng 8 năm 2023 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam (7) (8) về việc thanh tra ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - BIDV.

Xét Đề nghị của ông Hoàng Văn H - trưởng đoàn thanh tra ngân hàng nhà nước Việt Nam (9)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Cử ông/ bà Hoàng Văn K (10), giữ chức vụ - Giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam làm trưởng đoàn thanh tra về việc thanh tra cơ chế làm việc của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển thay ông/ bà Hoàng Văn H giữ chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam kể từ ngày 9 tháng 8 năm 2023.

Điều 2: Ông/ bà Hoàng Văn H (11) có trách nhiệm bàn giao công việc và các tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra cho ông/ bà Hoàng Văn K (10)trước ngày 15/8/ 2023.

Điều 3: Các ông/ bà (10) (11) (12) (13) Hoàng Văn H, Hoàng Văn K, Tổng giám đốc Công ty TMCP Đầu tư và Phát triển và Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam 
- (1)  (Ký và ghi rõ tên và đóng dấu)
- Như điều 3;

- Lưu: ...

(1) tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có)

(2) tên cơ quan ra quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra

(3) chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định thay đổi trưởng đoàn thanh tra

(4) chức danh của người ra quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra

(5) văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ( nếu có)

(6) văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định thay đổi trưởng đoàn thanh tra.

(7) chức danh của người ra quyết định thanh tra

(8) đề nghị của người tham mưu đề xuất thay đổi Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) hoặc của TRưởng đoàn thanh tra (trong trường hợp vì lý do điều động công tác hoặc lý do sức khỏe)

(10) Họ tên của người được cử làm Trưởng đoàn thanh tra

(11) họ tên của người thôi không làm Trưởng đoàn thanh tra

(12) cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc thanh tra

(13) thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra

(14) tên đoàn thanh tra.

 

2. Thanh tra ngân hàng được hiểu như thế nào?

Thanh tra ngân hàng là một quá trình kiểm định toàn diện nhằm đánh fias và đo lường không chỉ về sức khỏe tài chính mà còn về khả năng phục hồi và ổn định của một tổ chức ngân hàng. Các chu kỳ thanh tra này tập trung không chỉ vào việc đánh giá tình trạng hiện tại của bảng cân đối tài chính của ngân hàng mà còn dồn vào việc hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của nó qua thời gian.

Ngoài việc xem xét tỷ lệ vốn, tình hình nợ xấu và lợi nhuận thanh tra ngân hàng cũng thực hiện việc kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định và chính sách của ngành ngân hàng cũng như của cơ quan quản lý. Điều này bao gồm việc đánh giá sự hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ, quy trình đảm bảo chất lượng và khả năng ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Nhờ vào quá tình thanh tra này, ngân hàng không chỉ có cái nhìn tổng thể về sức khỏe và khả năng tương lai của mình mà còn có cơ hội để điều chỉnh, cải thiện và tối ưu các quy trình và hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một môi trường hoạt động an toàn, minh bạch và tin cậy hơn cho cả người tiêu dùng và hệ thống tài chính toàn cầu.

 

3. Nội dung thanh tra ngân hàng

Tại điều 55 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 đã được đề ra một loạt các nhiệm vụ và chức năng của hoạt động thanh tra ngân hàng với mục tiêu tăng cường sự minh bạch, hiệu quả và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, danh sách nhiệm vụ được quy định gồm có:

- Thanh tra việc tuân thủ pháp luật: nhiệm vụ đầu tiên là kiểm tra và đảm bảo rằng các ngân hàng tuân thủ đầy đủ các quy định về tiền tệ và ngân hàng được quy định trong pháp luật. Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động liên quan đến giao dịch tài chính, quản lý rủi ro và cung cấp dịch vụ ngân hàng đều diễn ra trong khuôn khổ pháp lý và đáp ứng các yêu cầu được thiết lập.

- Đánh giá rủi ro và năng lực quản trị rủi ro: một phần quan trọng của hoạt động thanh tra ngân hàng là xem xét và đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt cũng như khả năng của họ trong việc quản lý và giảm thiểu các rủi ro này. Điều này đảm bảo rằng ngân hàng có khả năng đối phó với những thách thức tài chính tiềm ẩn và duy trì hoạt động bền vững.

- Kiến nghị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng cần tiến hàng sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ hoặc ban hàng các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu liên quan để quản lý về tiền tệ và ngân hàng của quốc gia.

- Ngoài ra đề xuất rằng trong việc kiểm tra và thanh tra hoạt động của các tổ chức ngân hàng, cần thiết phải tập trung vào việc yêu cầu đối tượng được kiểm tra thực hiện biện pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro. Điều này sẽ đảm bảo rằng các ngân hàng hoạt động trong môi trường an toàn ổn định, đồng thời ngăn chặn các hành động có thể dẫn đến vi phạm pháp luật về ngân hàng.

- NHiệm vụ là bao gồm việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng theo đúng thẩm quyền. Cam kết đảm bảo rằng mọi hoạt động tài chính và ngân hàng diễn ra trong một môi trường công bằng và minh bạch. Thực hiện công tác giám sát chặt chẽ đế phát hiện sớm các tình huống có khả năng vi phạm pháp luật. Đồng thời, thanh tra cũng có trách nhiệm đề xuất những biện pháp cần thiết cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý những vi phạm này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luôn luôn coi trọng sự duy trì ổn định và an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia bằng cách thực hiện nhiệm vụ của mình một cách cẩn thận đảm bảo rằng tất cả mọi người từ người dân đến doanh nghiệp - đều tuân thủ các quy định về tiền tệ và ngân hàng để đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững cho toàn xã hội hiện nay.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Hướng dẫn mẫu quyết định về việc thay đổi Trường đoàn thanh tra trong chuyên ngành ngân hàng. Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc liên hệ qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được các chuyên viên và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực pháp lý giải đáp thắc mắc.