Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà gái hay nhất năm 2024

Lễ ăn hỏi là một dịp đặc biệt quan trọng của đời người. Bởi vậy mà cần chuẩn bị chỉn chu, cẩn thận sẽ góp phần làm cho buổi lễ ý nghĩa hơn. Tham khảo những mẫu phát biểu tại lễ ăn hỏi mà Luật Hòa Nhựt đã tổng hợp dưới đây nhé!

1. Bài phát biểu lễ ăn hỏi khác gì so với bài phát biểu đám cưới

Với những dịp lễ long trọng như lễ ăn hỏi, phát biểu từ đại diện 2 bên gia đình là một phần không thể thiếu. Đây là những chia sẻ xoay quanh việc cưới hỏi cho cô dâu và chú rể. Nếu phát biểu tại lễ cưới là việc nhận dâu nhận rể, mừng thêm thành viên thì tại lễ ăn hỏi, người lớn trong gia đình sẽ dâng tráp đặt vấn đề xin dâu. Dù vậy thì tại 2 bài phát biểu này đều nên thể hiện niềm vui với sự kiện quan trọng sắp tới, gửi tới cô dâu chú rể những lời chúc mừng đẹp nhất. 

 

2. Đại diện phát biểu tại lễ ăn hỏi nhà gái là ai?

Tất nhiên, mỗi họ gia đình đều có trưởng đoàn - là những người lớn nhất trong gia đình, chú bác có vai vế trong dòng họ. Nhưng khi chọn thì nên lưu ý những người có khả năng phát biểu trước đám đông để bài phát biểu trơn tru hơn. Hoặc nên tham khảo và học thuộc trước những mẫu bên dưới. Tại một số vùng, họ có quan niệm về việc chọn những người hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân với mong muốn xin vía, điềm lành cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cô dâu chú rể. 

Vậy phát biểu tại lễ ăn hỏi nhà gái khi nào? Ở lễ ăn hỏi đều có phía sân khấu, sau khi dâng tráp và thắp hương gia tiên xong sẽ tiến hành phát biểu. Thông thường nhà trai sẽ phát biểu về việc xin dâu rồi sẽ đến lượt nhà gái đáp lời. 

 

3. Những mẫu phát biểu hay nhất tại lễ ăn hỏi nhà gái 

Như đã chia sẻ ở trên, theo trình tự nhà trai sẽ phát biểu rồi đến nhà gái. Luật Hòa Nhựt sẽ chia sẻ bài phát biểu ý nghĩa nhất cho cả 2 họ. 

 

3.1 Nhà trai phát biểu tại lễ ăn hỏi nhà gái

Thông thường, bài phát biểu từ nhà trai nên bao gồm các phần chính là: Chào hỏi và giới thiệu về người phát biểu; Giới thiệu thành phần đoàn nhà trai; Phần chính trình bày mục đích của buổi lễ. Cuối cùng sẽ đến lời cảm ơn và chúc phúc cho cô dâu chú rể. Cụ thể hơn, mỗi phần sẽ phát biểu về những vấn đề sau. Chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết những mục cần nói để bạn có thể tự chuẩn bị một bài phát biểu đúng với hoàn cảnh và cảm xúc nhất. 

Ở phần Giới thiệu, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu tên, mối quan hệ với chú rể. Đây là phần khẳng định lý do tại sao người này được đại diện phát biểu. Tiếp đó, đại diện phát biểu cảm ơn 2 họ đã tổ chức buổi lễ này.

Tiếp theo, với phần Giới thiệu thành phần, đại diện sẽ nêu rõ đoàn nhà trai gồm có bao nhiêu người. Lưu ý khi giới thiệu thành phần phải giới thiệu từ trên xuống dưới. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi vừa giúp bên nhà gái dễ hình dung hơn. Sau đó, đến phần mục đích chính, người đại diện sẽ bắt đầu từ việc mong muốn cô dâu chú rể thành đôi. Mong muốn kết thông gia giữa hai bên gia đình. Các tráp lễ nhà trai mang đến thể hiện thiện chí kết thông gia, như lời cảm ơn tới cha mẹ cô dâu về công ơn sinh thành, dưỡng dục. 

Bài phát biểu sẽ ấn tượng hơn khi kết thúc bằng lời chúc trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống, tiếp nối dòng dõi gia đình. 

Nếu bạn vẫn còn chưa hình dung ra bài phát biểu lễ ăn hỏi, tham khảo mẫu phát biểu ấn tượng này nhé: 

Kính thưa quan viên hai họ, thưa các ông các bà, thưa các anh các chị, các cháu, bạn bè của cô dâu chú rể có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Thanh Hải - bác ruột của chú rể Nguyễn Thanh Bình. 

Hôm nay tôi xin phép thay mặt họ nhà trai có đôi lời phát biểu gửi tới toàn thể các vị có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Đoàn nhà trai có sự tham gia của bố mẹ cháu Bình, anh chị em, bạn bè thân thiết của cháu. Nhân ngày lành tháng tốt, nhà trai xin được mang tráp ăn hỏi đến hỏi cưới cháu Phương An về làm dâu nhà tôi. Hai cháu đã có thời gian dài tìm hiểu, yêu thương nhau. Chúng tôi mong rằng hai cháu sẽ nên đôi, chung sống hòa thuận. 

Nhà trai xin được gửi đến nhà gái 6 tráp gồm: trầu cau, rượu thuốc, bánh trái, chè mứt và lợn quay. Mong được nhà gái đồng ý gả cháu An về nhà tôi. Những phần lễ chuẩn bị là thành ý, như lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới công ơn dưỡng dục của bố mẹ cô dâu. Chúng tôi mong rằng hai cháu sẽ tiến tới lễ cưới trong thời gian gần nhất. Buổi lễ hôm nay là dịp để hai bên gặp mặt, giao hảo nên nếu có gì muốn chia sẻ mong nhà gái chia sẻ cùng chúng tôi. 

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn các vị đã lắng nghe những chia sẻ của tôi. Xin chúc cho hai cháu sớm thành đôi, trăm năm hạnh phúc. Chúc hai họ sẽ trở thành thông gia, thêm người thêm vui. 

 

3.2 Mẫu phát biểu nhà gái tại lễ ăn hỏi 

Với những lời chia sẻ chân thành từ nhà trai, nhà gái nên đáp lễ như thế nào? Người ta thường mong muốn sự hòa hảo ngay từ những phút giây đầu tiên. Nhà gái đừng quên phát biểu những điều sau để thể hiện tấm lòng của mình nhé. 

Phần phát biểu phía đại diện nhà gái cũng nên có 4 ý đáp lại lời nhà trai. 4 phần đó cũng bao gồm: chào hỏi, giới thiệu, chấp nhận gả dâu và cuối cùng là chúc phúc. Điểm khác biệt duy nhất đó là ở phần chấp nhận gả con. Nhà trai hỏi cưới là chắc chắn phải đồng ý thì mới có buổi lễ ngày hôm nay. Tại buổi lễ, nhà gái đưa ra lời chính thức đồng ý với lời hỏi cưới. 

Đại diện nhà cô dâu có thể phát biểu theo trình tự như sau: 

Lời đầu tiên, xin cảm ơn lời ngỏ ý của bác Bình cũng như toàn thể nhà trai. Trước khi phát biểu, tôi xin tự giới thiệu, tôi là Hoàng Văn Dũng - bác của cô dâu. "Gái lớn gả chồng", họ nhà gái rất vui mừng với nhã ý từ nhà trai. Buổi lễ quan trọng này bên gia đình tôi cũng có sự góp mặt đông đủ của ông bà nội ngoại, bố mẹ cô dâu, các cô chú họ hàng và toàn thể bạn bè của cô dâu. 

Chúng tôi xin cảm ơn nhà trai đã thể hiện hảo ý, chuẩn bị lễ vật chu đáo cho buổi lễ ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi xin được chấp thuận đồng ý cho hai cháu Bình An tiến tới hôn nhân. Tiếp đến, xin được nhờ nhà trai xem giúp ngày lành tháng tốt để chính thức tổ chức lễ cưới cho 2 cháu. Về phía cháu An nhà tôi, vẫn còn non dại mong được hai họ chỉ bảo và yêu thương. Chúc cho hai cháu sẽ có lễ cưới ý nghĩa, có thời gian chung sống hòa thuận. Chúc mừng hai họ chính thức trở thành thông gia. Tôi xin cảm ơn. 

 

4. Lưu ý nhỏ khi phát biểu lễ ăn hỏi

Bên cạnh việc chuẩn bị bài phát biểu hay, hấp dẫn thì người đại diện phát biểu cũng cần lưu ý những chi tiết xoay quanh để phần phát biểu hoàn thiện nhất. Về trang phục, người đại diện nên mặc sơ mi lịch sự để thể hiện sự tôn trọng với quan viên hai họ. Trải chuốt đầu tóc gọn gàng sẽ giúp người đại diện tự tin hơn đấy. Mặc dù bài phát biểu không dài nhưng nên đầy đủ ý tứ, xúc tích và đặc biệt nên đọc lại nhiều lần để tránh vấp hay hồi hộp mà quên mất. Nếu người đại diện phát biểu là nữ thì nên chọn trang phục áo dài truyền thống. Nhìn bạn sẽ đằm thắm, lịch sự và thực sự phù hợp với không khí của buổi lễ. 

Trong khi người đại diện hai họ đang phát biểu, không nên để trẻ em nô đùa hay tiến đến sân khấu. Điều này sẽ làm ngắt mạch cảm xúc của người nói và đôi khi còn khiến nhà trai thấy chưa được tôn trọng. 

Hy vọng những chia sẻ của Luật Hòa Nhựt sẽ giúp bạn chuẩn bị được buổi lễ suôn sẻ. Chúc bạn sẽ chặng đường sắp tới thật hạnh phúc mỹ mãn. Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị buổi lễ này đến từ tình cảm và sự tôn trọng từ hai bên. 

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!