Mẫu công chứng sơ yếu lý lịch mới nhất năm 2024

Công chứng sơ yếu lý lịch là một thủ tục hành chính quan trọng và khả phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn nhiều người còn nhầm lẫn giữ việc công chứng hay chứng thực sơ yếu lý lịch. Tại bài viết này, Luật Hòa Nhựt sẽ giải đáp mọi thắc mắc về việc công chứng sơ yếu lý lịch tới các độc giả:

1. Tổng quan đôi nét về sơ yếu lý lịch 

1.1. Hiểu thế nào về sơ yếu lý lịch? Khi nào cần dùng sơ yếu lý lịch?

Lý lịch là những điều cần biết được kê thành văn bản về quá khứ và hiện tại của một người hay một vật. Đối với người thì lý lịch được hiểu là những điều cần biết về các yếu tố nhân thân, lịch sử, hoàn cảnh gia đình, xã hội của người đó. Theo đó, sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin có liên quan trực tiếp đến một cá nhân nào đó bao gồm các thông tin cá nhân như: tên, tuổi, quê quán, dân tộc, ngày tháng năm sinh... và các thông tin liên quan đến nhân thân như thông tin về cha mẹ, anh em và thông tin về vợ chồng... của cá nhân đó. Bên cạnh đó còn có những thông tin về quá trình học tập, làm việc, khen thưởng và kỷ luật, lời cam đoan, cuối cùng sẽ là ký tên và xin xác nhận của địa phương. Đặc biệt trong bản sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm cả ảnh cá nhân làm sơ yếu lý lịch với kích cỡ tiêu chuẩn là 3x4. 

Với những nội dung chính mà sơ yếu lý lịch đem lại thì văn bản này sẽ thường được dùng nhiều nhất trong hồ sơ xin việc của người lao động. Tiếp đến là thường thấy trong bộ hồ sơ của học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường thực hiện các hoạt động quan trọng có liên quan đến thông tin cá nhân của bản thân....

 

1.2. Sơ yếu lý lịch cần công chứng hay chứng thực? 

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa việc công chứng hay chứng thực bản sơ yếu lý lịch. Theo đó công chứng được hiểu là việc một công chứng viên đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc chứng nhận về tính xác thực của một giao dịch dân sự, một hơp đồng được thể hiện bằng văn bản hoặc chứng nhận cho tính xác thực, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các văn bản, giấy tờ từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại. Viêc công chứng sẽ theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng hoặc do các cá nhân, tổ chức trong mối quan hệ giao dịch tư nguyện yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng tiến hành việc công chứng. 

Bên canh đó tại Thông tư 01/2020/TT-BTP cũng đã nêu cụ thể đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ được áp dụng theo thủ tục chứng thực chữ ký. Khi thực hiện việc chứng thực chữ ký thì người có thẩm quyền chứng thực chữ ký sẽ không phải ghi bất kỳ một nội dung hay lời nhận xét nào vào tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) mà chỉ cần ghi lời chứng thực trong phần xác nhận của cơ quan địa phương. Khi thực hiện viêc chứng thực sơ yếu lý lịch mà trong nội dung sơ yếu lý lịch có những mục không có nội dung trong tờ khai thì người thực hiện việc chứng thưc phải gạch chéo đối với phần thông tin này trước khi chứng thực

Từ hai quy định trên có thể thấy hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc phải chứng thực sơ yếu lý lịch. Và đặc biệt là chỉ có thủ tục chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch mà không hề có thủ tục công chứng nào ở đây được áp dụng. Do vậy người có nhu cầu xác nhận tính pháp lý của bản sơ yếu lý lịch cần lưu ý đến văn phòng công chứng hoặc uỷ ban nhân dân để yêu cầu làm thủ tuc chứng thực chữ ký theo đúng quy định của pháp luật. Và để thực hiện được việc chứng thực thì người yêu cầu cần tuân thủ theo các bước dưới đây: 

 

1.3. Thủ tục yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu chứng thực: 

Ngươi yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây: 

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thưc Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn giá trị sử dung. 

- Bản sơ yếu lý lịch mà mình sẽ yêu cầu chứng thực

Bước 2: Đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu chứng thực chữ ký: 

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn sẽ bao gồm: Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó: 

- Đối với Phòng tư pháp cấp huyện: người thực hiện sẽ là Trưởng phòng hoặc Phó phòng 

- Uỷ ban nhân dân cấp xã: người thực hiện sẽ là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch

- Phòng công chứng, Văn phòng Công chứng: Người thực hiện sẽ là Công chứng viên 

- Cơ quan đại diên ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Người thực hiện sẽ là viên chứ ngoại giao, viên chức lãnh sự 

Việc chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu. Do đó người cần chứng thực Sơ yếu lý lịch hoàn toàn có thể lựa chon một trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực ở bất kỳ đia phương nào mà bản thân thấy thuận tiện nhất 

Bước 3: Đợi kết quả: 

Về thời han giải quyết sẽ phải được bảo đảm ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu hoăc ngay trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. 

Về mức phí chứng thực chữ ký sẽ là 10.000 VNĐ 

 

2. Mẫu chứng thực sơ yếu lý lịch mới nhất 

Mẫu chứng thực sơ yếu lý lịch được quy định cụ thể tại Phụ lục của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứn thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau: 

Ngày ........ tháng ......... năm .......

(Bằng chữ .................................. .)

Tại ......................................  (1) ,........... giờ ...... phút. Tôi (2) ......................., là (3) ................. 

Chứng thực 

Ông/bà .......................... Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu (4) số ................., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã kts vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi 

Số chứng thực ..................... quyển số .................. (5) - SCT/CK, CĐ

Ngày ......... tháng ......... năm ............

Chú thích:

- (1) Ghi rõ đia điểm thực hiện chứng thực (Ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thưc ngoài trụ sở 

- (2) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiên chứng thực 

- (3) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A, huyên B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H 

- (4) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân 

- (5) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa số chứng thực (ví dụ: 01/2015)

 

3. Những lưu ý khi chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch

Khi tiến hành chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch, cả người yêu cầu chứng thực và người chứng thực đều cần phải lưu ý những vấn đề sau đây: 

- Người thưc hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng thực theo mẫu

- Đối với những muc không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực 

- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình 

- Người yêu cầu chứng thực phải mang theo đủ giấy tờ để hoàn thiện việc chứng thực tránh mất thời gian của các bên. 

Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch. 

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung về Mẫu Công chứng Sơ yếu lý lịch mới nhất  do Công ty Luật Hòa Nhựt biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!