Mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định mới

Công đoàn cơ sở là gì? Nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn cơ sở ra sao? Trình tự thành lập và mẫu công đoàn cơ sở mới nhất? và các vấn đề khác liên quan sẽ được Luật Hòa Nhựt hướng dẫn cụ thể:

1. Công đoàn cơ sở?

1.1 Công đoàn cơ sở là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Công Đoàn 2012 quy định: Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 

1.2 Công đoàn cơ sở trong hệ thống tổ chức công đoàn

Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn:

  • Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

 

1.3 Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở

Hình thức tổ chức Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 Điều lệ Công đoàn Việt Nam:

Điều 13. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn thành viên.

Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.

Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

 

1.4 Điều kiện thành lập của công đoàn cơ sở

Theo khoản 1 Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công Đoàn Việt Nam quy định điều kiện thành lập công đoàn cơ sở: 

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:

  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác)
  • Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
  • Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở hoặc theo nguyện vọng kiên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.

 

1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở

Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định về nhiệm vụ của công đoàn cơ sở:

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện:

  • Chủ trương, đường lối của Đảng;
  • Chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân;
  • Các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.

- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.

- Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động:

  • Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
  • Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
  • Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.

- Tổ chức thực hiện:

  • Nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
  • Đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn;
  • Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định;
  • Thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên;
  •  Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;
  • Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc;
  • Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững;
  • Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

 

2. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở 

2.1 Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở là văn bản được soạn thảo bởi doanh nghiệp cần thành lập công đoàn gửi cho Ban thường vụ Liên đoàn lao động quận, huyện với nội dung đề nghị thành lập công đoàn cơ sở. Dưới đây là mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở, phần nội dung chữ màu đỏ là nội dung được Luật Minh Khuê đưa ra giả định để khách hàng tham khảo.

CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN XY

Số: XX/2023   

 "Về việc đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở và

chỉ định Ban chấp hành lâm thời CĐCS" 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà nội, ngày 14 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Ban Thường vụ Liên đoàn lao động Quận Cầu Giấy

- Căn cứ Điều 170 chương XIII Bộ luật Lao động 2019, Điều 5 chương I Luật công đoàn (năm 2012), Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hiện nay Doanh nghiệp của chúng tôi đang hoạt động tại địa chỉ: Số XX, Phường  YY, Quận Cầu Giấy,  Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0243582XXX                                Email: xy@gmail.com.vn

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hoàng V;

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính: 6810 - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

Đã được cấp mã số doanh nghiệp số: 325146XXXX

Do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10/12/2022.

- Tổng số lao động của Doanh nghiệp: 15 người, trong đó số lao động nữ: 10 người;

- Số lao động đề nghị kết nạp đoàn viên công đoàn: 10 người, trong đó nữ 07 người;

Sau thời gian hoạt động, sản xuất Doanh nghiệp của chúng tôi đã ổn định. Để thực hiện nghiêm Luật lao động, Luật công đoàn, Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Giữ mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chúng tôi gửi văn bản này đề nghị Ban Thường vụ Liên đoàn lao động Quận Cầu Giấy thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng pháp luật của nhà nước.

Kính mong Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Quận Cầu Giấy chấp thuận và giúp đỡ Công đoàn cơ sở hoạt động. Chúng tôi hứa sẽ tạo mọi điều kiện cho Ban chấp hành CĐCS hoạt động tốt.

Chúng tôi dự kiến và đề nghị chỉ định các thành viên Ban chấp hành lâm thời, Ủy ban kiểm tra, ban nữ công Công đoàn cơ sở theo danh sách đi kèm.

Trận trọng kính chào.

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

           

Mục đích của mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở: Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Công đoàn địa phương có trách nghiệm thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.

2.2 Trình tự thủ tục thành lập công đoàn cơ sở?

Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập Cơ sở công đoàn.

Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Các đơn vị có số công nhân lao động đã là đoàn viên công đoàn từ các nơi khác chuyển đến, có đủ năm đoàn viên thì tiến hành thành lập ngay công đoàn cơ sở và chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành lâm thời công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Thành phần dự đại hội gồm có: Ban vận động công đoàn cơ sở, người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập công đoàn Việt Nam; đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

Sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới được thành lập. Cuộc họp sẽ bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác trong công đoàn.

Sau 15 ngày làm việc từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành mới thành lập hồ sơ phải đề nghị công đoàn cấp trên xem xét việc công nhận. 

Bước 4: Quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có 15 ngày làm việc để thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở của đơn vị, đảm bảo tính khách quan, tự nguyện. Trong trường hợp thành lập công đoàn cơ sở đúng theo quy định của pháp luật thì công đoàn cấp trên ban hành quyết định công nhận.

Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy trình của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Hòa Nhựt về mẫu đơn đề nghị thành lập công đoàn cơ sở mới nhất. Mọi thắc mắc xin được gửi về số hotline: 1900.868644 hoặc qua email: luathoanhut.vn@gmail.com để được đội ngũ luật sư tư vấn giải đáp thắc mắc 24/7. Rất mong nhận được sự hợp tác. Trân trọng ./.