1. Thế nào là nhượng quyền thương hiệu bánh mì?
Nhượng quyền kinh doanh bánh mì là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân nào đó (bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh thương hiệu bánh mì đó. Cả về phương pháp và hình thức kinh doanh của bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trước và với điều kiện ràng buộc về tài chính.
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền sẽ cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành kinh doanh.
2. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì mới nhất
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại nhất định. Theo đó, khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thương hiệu bánh mì tại Việt Nam thì thương nhân có thể tự soạn thảo mẫu hợp đồng theo nội dung mà các bên thỏa thuận.
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì sẽ có những nội dung chính như thông tin của bên nhượng quyền, thông tin của bên nhận quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên,...
3. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP, trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Lưu ý: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.
4. Một số lưu ý khi tiếp nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp quốc tế
Trong mối quan hệ nhượng quyền, sự hỗ trợ và tương tác chặt chẽ giữa bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng là rất quan trọng. Tuy nhiên, bên nhận chuyển nhượng cũng phải chú ý đến một số thách thức:
Thứ nhất, Rủi ro về vốn:
Mặc dù bên nhận chuyển nhượng có nhiều lợi ích như sẵn có một thương hiệu đã được xây dựng, công nghệ sản xuất và hệ thống vận hành đã được kiểm nghiệm và chuẩn hóa, và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ bên chuyển nhượng, nhưng cũng có những thách thức cụ thể khi hoạt động tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, bên nhận chuyển nhượng cần đối mặt với thực tế rằng nhu cầu và đặc điểm của khách hàng có thể khác biệt so với các thị trường quốc tế. Do đó, việc kinh doanh theo mô hình nhượng quyền ở Việt Nam đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo. Áp dụng mô hình nhượng quyền một cách cứng nhắc tại Việt Nam có thể không mang lại hiệu quả và đồng thời tạo ra rủi ro. Bên cạnh đó, các chi phí ban đầu như phí nhượng quyền, chi phí đầu tư cho cửa hàng, và chi phí đào tạo đòi hỏi sự đầu tư lớn và cạnh tranh với các đơn vị khác trong cùng một hệ thống.
Thứ hai, bị kiểm soát, chi phối lệ thuộc vào bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, sáng chế, thậm chí khống chế thu nhập:
Bên nhận chuyển nhượng phải tuân thủ và chấp nhận sự kiểm soát từ bên chuyển nhượng đối với nhiều khía cạnh trong kinh doanh, bao gồm nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, vận hành, và chiến lược tiếp thị. Bên nhận chuyển nhượng không có quyền tự do hoàn toàn trong việc đưa ra quyết định về các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, bên chuyển nhượng giữ quyền hành và có thể thảo luận về giá cả cũng như điều kiện hợp đồng.
Việc này có thể tạo ra những hạn chế đối với khả năng sáng tạo và phát triển của bên nhận chuyển nhượng. Mọi thay đổi về sản phẩm hay chiến lược tiếp thị đều phải được thông qua sự chấp thuận từ bên chuyển nhượng. Điều này có thể làm giảm sự linh hoạt và khả năng thích ứng của bên nhận chuyển nhượng với thị trường địa phương.
Ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc và kiểm soát hoạt động kinh doanh, bên nhận chuyển nhượng còn phải thanh toán một số chi phí đặc biệt như sau:
- Phí Nhượng Quyền (Franchise Fee): Đây là khoản chi phí cố định mà bên nhận chuyển nhượng phải trả cho bên chuyển nhượng quyền để sử dụng thương hiệu, phương thức hoạt động, và mô hình kinh doanh của họ.
- Phí Loyalty (Hoa Hồng Định Kỳ): Bên nhận chuyển nhượng cũng phải trả khoản hoa hồng định kỳ hàng tháng, được tính dựa trên một phần trăm của doanh thu. Đây là khoản chi phí sử dụng thương hiệu và các quyền lợi khác mà bên nhận chuyển nhượng nhận được từ bên chuyển nhượng.
Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng cần có khả năng cân nhắc và quản lý thu nhập của mình để có thể trả các khoản phí này.
Nhượng quyền thương mại mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư Việt Nam cần tiếp cận thông tin về kinh phí, thị trường, và tiến hành đàm phán và thỏa thuận cùng bên chuyển nhượng trước khi ký kết hợp đồng. Điều này giúp họ tìm ra và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với điều kiện thị trường và nguồn lực của họ tại Việt Nam.
5. Cần đảm bảo điều kiện gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu?
Để nhượng quyền thành công cần phải đảm bảo một số điều kiện pháp lý như sau:
- Có đăng ký kinh doanh;
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Theo đó, để việc nhượng quyền không gặp khó khăn thì cần phải đáp ứng đủ 03 yếu tố nêu trên - nếu thiếu dù 01 trong những yếu tố này thì rủi ro pháp lý gặp phải là rất lớn.
- Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:
+ Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ.
+ Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới
- Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.
- Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bánh mì mới nhất mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!