Mẫu thông báo cơ quan thuế quản lý hợp tác xã chuẩn nhất 2024

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Mẫu thông báo cơ quan thuế quản lý hợp tác xã chuẩn nhất. Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết vấn đề này nhé.

1. Mẫu thông báo cơ quan thế quản lý hợp tác xã

TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ 

HỢP TÁC XÃ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 1211 Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2023

THÔNG BÁO

Về cơ quan thuế quản lý

Kính gửi: (Tên hợp tác xã) Hợp tác xã Xã Xuân T, huyện Thường Tín, Hà Nội

Địa chỉ: (địa chỉ trụ sở chính): thôn Vĩnh Xuân T, huyện Thường Tín, Hà Nội

Mã số: (Mã số hợp tác xã) 12321

Cơ quan đăng ký hợp tác xã: Phòng Tài Chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Thường Tín 

Địa chỉ trụ sở: 12 Vĩnh Yên, huyện Thường Tín, Hà Nội

Điện thoại: 0927273432 Fax:
Email: hoptacxa@gmail.com Website:

Căn cứ thông tin do cơ quan thuế cung cấp phòng Tài Chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) xin thông báo cho hợp tác xã biết thông tin về cơ quan thuế quản lý như sau:

Tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Phòng tài chính - kế toán huyện Thường Tín

Đề nghị hợp tác xã liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để kê khai, nộp thuế  theo quy định

Nơi nhận  TRƯỞNG PHÒNG

- Như trên

- Lưu HS

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Lưu VT

 

2. Mẫu thông báo cơ quan thuế quản lý hợp tác xã được hiểu là gì?

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể vói tính đồng sở hữu và tư cách hợp pháp nhân được thành lập bởi ít nhất 07 thành viên họ đã tự nguyện quyết định hợp tác và cùng nhau hỗ trợ trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Mục tiêu của hợp tác xã là tạo ra cơ hội việc làm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Tất cả các hoạt động này dựa vào nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm của hợp tác xã là một loạt các điểm mạnh mang lại lợi ích đáng kể cho thành viên tham gia như cộng đồng trong tổng quan. Các ưu điểm này không chỉ bám theo việc thành lập mà còn phát triển theo thời gian. Một trong những lợi ích quan trọng của hợp tác xã là khả năng hạn chế rủi ro khi tham gia vào quá trình thành lập. Điều này xuất phát từ trách nhiệm tài sản hữu hạn của các thành viên cho phép họ chia sẻ rủi ro và trách nhiệm một cách công bằng. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi đầu mà còn thúc đẩy tích cực các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa thì hợp tác xã còn là nguồn tạo việc làm quan trọng cho thành viên tham gia vào cộng đồng xung quanh. Bằng cách tập hợp lực lượng và tài nguyên họ có khả năng tạo ra nhiều công việc mới giúp giảm tình trạng thất nghiệp và nâng cao mức sống của các thành viên. Việc thu hút thành viên tham gia cũng trở nên dễ dàng hơn khi hợp tác xã không bị giới hạn về số lượng thành viên. Điều này giúp cho việc mở cửa nhiều người có ý thức cộng đồng tham gia vào và hưởng lợi từ các hoạt động của hợp tác xã. Mục đích của việc thành lập hợp tác xã là hỗ trợ và phát triển các thành viên. Ngoài ra thì họ còn có cơ hội nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước, giúp tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển và thành công của các thành viên

Tuy nhiên thì cần nhận thấy mặt hạn chế thành lập hợp tác xã là về khó khăn trong việc thu hút thành viên tham gia góp vốn. Đồng thời vì số lượng thành viên đông và quyền hạn được phân chia ở hợp tác xã còn hạn chế nên việc quản lý hoạt động của hợp tác xã gặp khó khăn.

Thuế được định nghĩa là một khoản thu không được hoàn lại trực tiếp mà nhà nước yêu cầu các tổ chức cá nhân phải đóng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung của toàn xã hội. Nó cũng có thể được hiểu là một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện các chức năng của nó dựa vào quyền lực chính trị và thường được áp dụng để phân phối sản phẩm thặng dư trong xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại.

Mẫu thông báo cơ quan thuế quản lý hợp tác xã là một biểu mẫu chứa các thông tin và yêu cầu liên quan đến việc cơ quan thuế quản lý hợp tác xã theo quy định của pháp luật đối với việc nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác về thuế. Mẫu thông báo này được sử dụng nhằm thông báo cho cơ quan thuế quản lý hợp tác xã và yêu cầu hợp tác xã liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật tại Thông tư 07/2019/TT- BKHĐT.

 

3. Những loại thuế mà hợp tác xã cần thực hiện đóng

Thứ nhất: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp đó thì phải tuân theo các quy định về thuế của nhà nước khi thành lập.Nghĩa vụ về thuế của Hợp tác xã được đặt ra rất rõ ràng. Luật hợp tác xã năm 2012 quy định tại khoản 5 điều 9 như sau: Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê. Thông tư số 83/2015/TT - BTC cũng tương tự lập trình: Hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã theo dõi số phải nộp, số đã nộp số còn phải nộp chi tiết từng khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Thứ hai: Ngay sau khi thành lập thì hợp tác xã phải tuân thủ các thủ tục về thuế cụ thể bao gồm như sau:

- Đăng ký thuế tại Chi cục thuế có trụ sở chính tỏng vòng 10 ngày sau khi nhận giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Khai và nộp lệ phí môn bài theo quy định tại nghị định số 139/2016/NĐ- CP của Chính Phủ về việc thu lệ phí môn bài. Tuy nhiên thì cũng có trường hợp Hợp tác xã được miễn thuế phí môn bài theo quy định tại điều 3 của nghị định 139/2016/NĐ-CP ví dụ như việc hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

- Kê khai các loại thuế khác bao gồm như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thuế nhu nhập cá nhân (TNCN) của người lao động đang làm việc tại hợp tác xã.

Thứ ba là các loại thuế mà Hợp tác xã cần nộp phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cụ thể của họ sau khi thành lập: Tuy nhiên thì có một số loại thuế cơ bản mà hợp tác xã phải xem xét:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập cá nhân của người lao động làm việc tại Hợp tác xã

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Ngoài ra thì hợp tác xã còn có thể phải nộp các loại thuế khác tùy thuộc vào các hoạt động và đối tượng kinh doanh.

- Thuế bảo vệ môi trường

- Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thứ tư là ngoài nghĩa vụ đóng thuế thì nhà nước cũng thiết lập nhiều chính sách ưu đãi thuế để hỗ trợ hợp tác xã đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp thì có các ưu đãi về thuế đối với hợp tác xã theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 6 Luật Hợp tác xã 2012 và được chi tiết hóa trong các luật về thuế chẳng hạn như Luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thế thu nhập cá nhân, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, luật thuế bảo vệ môi trường,...

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề Mẫu thông báo cơ quan thuế quản lý hợp tác xã. Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc.